207 đại biểu các cơ quan Trung ương tham gia Quốc hội khoá XV

TPO - Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa có văn bản công bố các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại Nghị quyết số 1185, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tổng số đại biểu Quốc hội Khóa XV là 500 người. Trong đó, số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương là 207 đại biểu (41,4%); số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%) với cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu, cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu.

207 đại biểu các cơ quan Trung ương tham gia Quốc hội khoá XV ảnh 1 Tổng số đại biểu Quốc hội Khóa XV là 500 người.
Nghị quyết số 1186 nêu rõ, hội nghị cử tri nơi công tác để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc làm việc (nếu có). Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên. Nghị quyết cũng quy định rõ thẩm quyền chủ trì và triệu tập hội nghị cử tri nơi công tác; Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban Nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì hội nghị cử tri nơi cư trú...

Theo Nghị quyết số 1187, căn cứ vào số lượng đại biểu HĐND được bầu, nguyên tắc về việc bảo đảm số dư khi lập danh sách người ứng cử đại biểu HĐND quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Thường trực HĐND cấp xã, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhân dân cùng cấp, dự kiến cụ thể cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các thôn, tổ dân phố, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị hành chính cấp mình.

Liên quan đến các đơn vị hành chính, Nghị quyết số 1188 quyết nghị thành lập thị trấn Cát Tiến trên cơ sở toàn bộ 17,64 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.597 người của xã Cát Tiến thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Còn tại Nghị quyết số 1189 quyết nghị thành lập phường Quỳnh Lâm và phường Trung Minh thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trên cơ sở toàn bộ 9,15 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.855 người của xã Sủ Ngòi; thành lập phường Trung Minh trên cơ sở toàn bộ 14,57 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.071 người của xã Trung Minh.

Trong khi đó, Nghị quyết số 1190 quyết nghị điều chỉnh 2,56 km2 diện tích tự nhiên của xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil, Đắk Nông vào xã Cư Knia, huyện Cư Jút, Đắk Nông; điều chỉnh địa giới hành chính xã Nam Xuân, xã Tân Thành và thị trấn Đắk Mâm thuộc huyện Krông Nô, Đắk Nông.

Đồng thời, Nghị quyết 1191 quyết nghị thành lập 5 phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh gồm: phường Hương Mạc; Phù Chẩn; Phù Khê; Tam Sơn và Tương Giang.

MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.