Trái đất là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt Trời, hình thành cách đây 4,6 tỷ năm và là hành tinh duy nhất có sự sống. Nhưng làm thế nào để đo đạc kích thước của Trái đất?
Hiện nay, có hai phương pháp chính để tính khối lượng của Trái đất. Cách đơn giản nhất là đo trọng lượng của một đối tượng trên bề mặt Trái đất rồi suy ra khối lượng bằng công thức nổi tiếng của Isaac Newton năm 1687 về định luật vạn vật hấp dẫn, kết nối khoảng cách và khối lượng của hai đối tượng với lực hấp dẫn mà chúng tạo ra.
Bằng phương pháp của Newton, cho thấy khối lượng của Trái đất là khoảng 6,102 x 10^24kg. Tuy nhiên, phép đo này chỉ là gần đúng, do vì Trái đất không hoàn toàn hình cầu nên bán kính không đồng nhất. Vì vậy, con số khối lượng này hiện chỉ được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu.
Phương pháp thứ hai phức tạp hơn, dựa trên định luật thứ ba của Kepler từ thế kỷ XVII. Johannes Kepler (1571 - 1630), là một nhà toán học, thiên văn học và chiêm tinh học người Đức. Là một trong những đại diện của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ 17, Kepler được biết đến nhiều nhất bởi các định luật về chuyển động thiên thể mang tên ông. Phương pháp này kết nối các thông số quỹ đạo của vệ tinh (thời gian di chuyển và hình dạng của quỹ đạo) với khối lượng của đối tượng mà nó quay quanh.
Để thực hiện điều này, năm 1976, NASA đã đưa lên quỹ đạo vệ tinh Lageos-1, là một quả cầu lớn bằng hợp kim đồng - kẽm được bao phủ với những mặt lõm phản xạ có đường kính 60 cm. Thời gian trễ giữa đường truyền và phản xạ của tia laser được ghi nhận nhằm suy ra khoảng cách của vệ tinh với Trái đất gần như chính xác tuyệt đối giúp thiết lập được giá trị của khối lượng Trái đất chính xác 5,972 x 10^24 kg.
Tuy nhiên, đối với khoa học, vẫn luôn cần tới những con số chính xác tuyệt đối, do vậy hiện nay các phương pháp đo lường mới vẫn đang được nghiên cứu. Vì nếu có được con số chính xác vể khối lượng của Trái đất là điều rất quan trọng, nhờ đó có thể hiểu được cấu trúc bên trong của Trái đất, sự tương tác giữa các hành tinh với nhau hoặc dự đoán được quỹ đạo các vệ tinh.
Điều gì xảy ra nếu trái đất bị xẻ đôi?
Một số nhà khoa học nhận định, nếu Trái Đất bị cắt làm đôi, chắc chắc thảm họa sẽ tác động đến toàn bộ hành tinh.
Nhưng loài người chắc chắn chưa thể diệt vong ngay lập tức. Thay vào đó, một số người có thể sống sót thêm một thời gian ngắn nữa nếu họ may mắn đứng ở "đúng nơi và đúng thời điểm".
Về mặt lý thuyết, khi Trái Đất bị cắt làm đôi, lớp phủ và lõi sẽ tiếp xúc với không khí, gây ra hàng loạt những trận động đất ở khắp mọi nơi cùng lúc. Số người thiệt mạng sẽ vô cùng lớn trên khắp hành tinh.
Những người may mắn ở xa vết nứt chia cắt sẽ có khả năng sống sót lâu nhất. Dù vậy, họ cũng sẽ phải sống trong điều kiện không có điện, không có phương tiện truyền thông. Khi hành tinh nhanh chóng sụp đổ quanh họ, đám đông sẽ trở nên hỗn loạn, xã hội rối ren.
Khi ở trạng thái "ngàn cân treo sợi tóc", người ta chỉ quan tâm tới bản thân mình. Con người sẽ xảy ra tình trạng giẫm đạp lẫn nhau để chạy và giành sự sống.
Bạn có nghĩ rằng, lúc này Trái đất sẽ cố sử dụng trọng lực để hàn gắn bản thân, trở lại trạng thái cũ (hình cầu vốn có). Thực ra là có nhưng điều đó sẽ chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Những người sống sót sẽ phải né tránh những khối vật chất chuyển qua chuyển lại giữa hai nửa Trái đất.
Hai nửa dần dần trở thành hai khối đá nóng chảy và cơ hội sống sót gần như bằng không. Trên thực tế, lúc này loài người gần như đã bị diệt vong. Hai khối đã tiếp tục xoay quanh nhau cho đến khi chúng va chạm vào nhau tạo thành một Trái Đất mới có kích thước nhỏ hơn nhiều.
Theo thời gian, nhiệt độ của Trái đất sẽ giảm, đời sống vi sinh xuất hiện trở lại. Sau cùng, phải mất khoảng hàng trăm triệu năm, theo lý thuyết, sự sống có thể tiến hóa nhưng thành phiên bản loài người mới.
Nhưng tất cả chỉ là lí thuyết và giả thuyết. Mọi thứ cứ như một bộ phim viễn tưởng và viễn cảnh ấy dù mới chỉ nghĩ thôi đã thấy... vô cùng tồi tệ.
NASA phát hiện hành tinh có sự sống như trái đất
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 5/12 thông báo rằng chương trình không gian Kepler đã khẳng định một hành tinh nằm trong vùng "có thể có sự sống" do khoảng cách của hành tinh này với một ngôi sao tương tự như mặt trời vừa đủ để bề mặt hành tinh không quá nóng hoặc quá lạnh, cho phép lưu giữ nước.Hành tinh vừa được tìm thấy, có tên là Kepler-22b, là hành tinh nhỏ nhất cho đến nay tìm được nằm trong vùng có thể có sự sống. Kepler-22b có đường kính lớn gấp 2,4 lần trái đất.