Thương mại Mỹ - Trung: 100 ngày đàm phán là chưa đủ

Ảnh: AP
Ảnh: AP
TPO - Các cuộc đàm phán song phương nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã mang lại một số thỏa thuận ban đầu, nhưng các công ty Mỹ nói rằng cần phải làm nhiều hơn nữa vì thời hạn 100 ngày cho kế hoạch hành động cụ thể đã hết hạn vào 16/7.

Các cuộc đàm phán bắt đầu hồi tháng 4 đã mở cửa thị trường của Trung Quốc sang thị trường Mỹ sau 14 năm và thúc đẩy Trung Quốc cam kết mua khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ. Các công ty Mỹ cũng đã được tiếp cận với một số bộ phận của ngành dịch vụ tài chính Trung Quốc.

Chi tiết về kế hoạch 100 ngày dự kiến sẽ được công bố trong tuần tới khi các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc nhóm họp tại Washington để thảo luận về  các vấn đề đàm phán kinh tế song phương hàng năm, năm nay đặt tên là "Đối thoại Kinh tế toàn diện Mỹ-Trung ".

Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Mỹ cho hay: "Chúng tôi hy vọng sẽ báo cáo nhiều nội dung kế hoạch hơn trong tuần tới. Đó sẽ là cơ sở để đánh giá mức độ tiến bộ".

Người phát ngôn từ chối thảo luận về các đầu mục tiềm năng đạt thỏa thuận mới kể từ lần báo cáo cuối cùng ngày 11/5 với các hạng mục thịt bò, thịt gà, dịch vụ tài chính…

Đầu tháng 4, khi Tổng thống Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Donald Trump của Mỹ lần đầu tiên tại khu nghỉ mát Florida của mình, ông Tập đã đồng ý kế hoạch “100 ngày đàm phán” cho các cuộc đàm phán thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ và cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

Thâm hụt thương mại hàng hoá của Mỹ với Trung Quốc năm ngoái đã vươn tới con số 347 tỷ USD. Theo số liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ, khoảng cách trong 5 tháng đầu năm 2017 đã tăng khoảng 5,3% so với năm 2016.

Jacob Parker, phó chủ tịch điều phối kinh doanh tại Trung Quốc của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung (USCBC) tại Bắc Kinh cho biết: "Đây là một động lực tuyệt vời, nhưng vẫn cần phải làm nhiều hơn để thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc  thực sự thành công.

Đã có đôi chút dấu hiệu tiến bộ trong việc làm dịu các tác động kích thích thương mại ở hai thị trường lớn nhất thế giới này như việc: Mỹ yêu cầu Trung Quốc cắt giảm công suất sản xuất thép và nhôm, sự thiếu tiếp cận của các công ty Mỹ đối với thị trường dịch vụ của Trung Quốc và các rào cản về an ninh quốc gia của Mỹ đối với xuất khẩu công nghệ cao tới Trung Quốc.

Chính quyền của Trump đang xem xét mở rộng thuế quan hoặc đặt hạn ngạch đối với thép và nhôm trên cơ sở an ninh quốc gia, phần nào giải quyết quan điểm của Mỹ về vấn đề dư thừa sản phẩm của Trung Quốc tràn ngập thị trường quốc tế và khiến cho giá thành đi xuống.

Triều Tiên đã phủ lên mối quan hệ  Mỹ trung một cái bóng dài, sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào ngày 4/7 vừa qua.

Trump đã nối lại tiến trình dùng khả năng thương mại của Trung Quốc để kiềm chế Triều Tiên, dựa trên quan điểm của Mỹ hiện nay coi Bắc Kinh như là người hỗ trợ và là đồng minh của Bình Nhưỡng.

"Thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã tăng gần 40% trong quý đầu tiên. Là quá nhiều với những gì Trung Quốc đang  làm với chúng tôi mặc dù chúng tôi đã cố gắng đưa ra một cơ hội!", Trump viết trên Twitter sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên.

Nhập khẩu thịt

Thịt bò Mỹ hiện đang bắt đầu có mặt trở lại tại các cửa hàng của Trung Quốc kể từ sau khi sự cố bò điên năm 2003 của Mỹ. Điều này cho phép các nhà chăn nuôi Mỹ thâm nhập trở lại vào thị trường đang phát triển nhanh chóng đạt giá trị 2,6 tỷ USD theo số liệu năm 2016.

Nhiều hợp đồng giao thương về thịt bò cũng đã được người Trung Quốc ký vào cuối tuần trước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Geng Shuang, nói hôm thứ Sáu 14/7 trong một bản tin ngắn tại Bắc Kinh: "Có hy vọng sẽ có nhiều kết quả cụ thể hơn nữa". Tuy nhiên ông không nêu chi tiết cụ thể.

Những người phản đối kế hoạch cho rằng, với việc Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ hồi tháng 9/2016 thì các quan chức cần phải làm rõ, chi tiết về các yêu cầu kiểm dịch.

Cùng thời điểm này, Trung Quốc đã xuất khẩu lô gà nấu chín đầu tiên sang cảng Mỹ sau nhiều năm đàm phán để tiếp cận thị trường.

Tuy nhiên, không giống như sự vội vã của người tiêu dùng Trung Quốc về nhu cầu tiêu thụ lập tức thịt bò Mỹ, các nhà chế biến gia cầm Trung Quốc vẫn chưa nhận được đơn đặt hàng mua gà nấu chín nào.

Li Wei, quản lý xuất khẩu của Qingdao Nine Alliance Group, nhà xuất khẩu gia cầm chế biến hàng đầu của Trung Quốc cho biết, nhu cầu sẽ cải thiện khi Trung Quốc được phép xuất gà Trung Quốc sang chế biến và nấu chín tại Mỹ.

Các lĩnh vực khác

Các lĩnh vực khác ở Trung Quốc dưới áp lực của Mỹ cũng đã có chuyển biến dần dần.

Bắc Kinh chỉ chấp nhận hai trong số tám cây trồng công nghệ sinh học trong danh sách chờ đợi phê duyệt nhập khẩu mặc dù đã có bản báo cáo từ các chuyên gia đánh giá về sản phẩm  đối với 2 trường hợp trong thời gian sáu tuần trở lại đây.

Các quan chức trong ngành của Mỹ khẳng định rằng họ mong đợi đã có nhiều phê duyệt hơn và nói rằng quá trình xem xét vẫn thiếu minh bạch.

Các dịch vụ tài chính là một lĩnh vực thương mại quan trọng khác mà hiện vẫn không có tiến bộ nào đạt được, các quan chức Mỹ cho biết.

Công ty Parker của USCBC cho biết, không có sự rõ ràng nào về việc sẽ mất bao lâu để các cơ quan xếp hạng tín dụng nước ngoài được chấp thuận hoạt động ở Trung Quốc và cũng không có căn cứ nào để đánh giá liệu các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử của Mỹ có thể được cấp giấy phép hoạt động.

Các cuộc đàm phán song phương cũng không đề cập đến các hạn chế về đầu tư nước ngoài trong bảo hiểm nhân thọ và kinh doanh chứng khoán, hay "nhiều thách thức mà các công ty nước ngoài phải đối mặt trong môi trường thực thi an ninh không gian mạng ở Trung Quốc", Parker nói

Trong một báo cáo hàng năm được công bố hôm thứ năm 13/7, Phòng Thương mại Mỹ ở Thượng Hải cho biết Trung Quốc vẫn là một "thị trường khó khăn".

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.