Triều Tiên và chính sách shogun trong quốc phòng

Quân đội luôn là chỗ dựa đối với cố Chủ tịch Kim Jong Il
Quân đội luôn là chỗ dựa đối với cố Chủ tịch Kim Jong Il
Triều Tiên tổ chức họp Đảng Lao động vào ngày 11-4, trong bối cảnh nhiều quốc gia phản đối kế hoạch phóng tên lửa mang vệ tinh của nước này.

> Triều Tiên tiến hành đại hội đảng đặc biệt

Bắt đầu từ thời cầm quyền của Kim Il Sung (Kim Nhật Thành), Quân đội nhân dân Triều Tiên, vốn thất bại trong Chiến tranh Triều Tiên 1950, được xây dựng và tái trang bị với sự hỗ trợ của Liên Xô và trở thành trụ cột của chế độ ở Bình Nhưỡng.

Trong những năm đầu thập niên 1970, Kim Il Sung đã tích cực chuẩn bị để Kim Jong Il trở thành người kế thừa "sự nghiệp cách mạng Chủ thể (Juche) vĩ đại".

Vào năm 1980, tại Đại hội VI của Đảng lao động Triều Tiên chính thức xác nhận sự kế thừa của nhà lãnh đạo Kim Jong Il.

Năm 1991, ông Kim Jong Il được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tối cao của lực lượng vũ trang Triều Tiên, bước đi để ông trở thành nhà lạo đất nước (theo Hiến pháp Triều Tiên chức vụ này do Chủ tịch nước nắm giữ).

Trong năm 1992, Hiến pháp CHDCND Triều Tiên Hiến pháp được sửa đổi theo hướng tăng cường vai trò của quân đội, xác nhận vai trò của người đứng đầu “Nền quốc phòng đất nước”.

Học thuyết quân sự của Bắc Triều Tiên cũng được xây dựng theo hướng cải cách quân đội, hiện đại hóa quân sự, "vũ trang của nhân dân", "biến đất nước thành một pháo đài".

Năm 1992, "Ủy Ban Quốc Phòng" cũng được quy định trong Hiến pháp, đó là ủy ban được coi là “cơ quan lãnh đạo quân sự cao nhất của quyền lực nhà nước”.

Năm 1993, ông Kim Jong Il được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội Đồng Quốc phòng Nhà nước. Như vậy, từ khi Chủ tịch Kim Il Sung còn sống, con trai của ông đã tập trung trong tay đầy đủ cả quyền lực quân sự và quyền lực trong Đảng (năm 1980 Kim Jong Il được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị và là Bí thư BCH TƯ Đảng lao động Triều Tiên).

Quân đội và cuộc chuyển giao quyền lực cho Kim Jong Il

Sự xác nhận vai trò lãnh đạo của Kim Jong Il đã gây phẫn nộ nhất định trong hàng ngũ các tướng lĩnh cấp cao của Triều Tiên. Nhưng nhờ vào "uy tín vô hạn" của Chủ tịch Kim Il Sung sự bất bình được dập tắt và "thuần hóa".

Một chiến dịch tuyên truyền cho nhà "lãnh đạo tài năng" Kim Jong Il được triển khai trên một quy mô chưa từng có trong quân đội và các cơ quan an ninh. Sau cái chết của Chủ tịch Kim Il Sung (năm 1994), vai trò của quân đội trong đời sống chính trị Bắc Triều Tiên đã tăng lên.

Ban lãnh đạo mới của đất nước do Kim Jong Il đứng đầu phải đối mặt với thách thức to lớn trong vấn đề đối nội và đối ngoại. Bộ máy đảng-nhà nước ở Trung ương và địa phương hóa ra là không có khả năng chiến thắng cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc.

Thiếu lương thực, nguyên liệu dẫn đến sự thực tế là sự sụp đổ của hệ thống quản lý, đói nghèo và thất nghiệp hàng loạt (hơn 80% các doanh nghiệp công nghiệp không hoạt động).

Trong điều kiện này, Kim Jong Il và những người thân cận với mình, chủ yếu là giới quân sự, thông qua quyết định hoàn toàn dựa vào quân đội, và đồng thời công bố chính sách "Songun" (ưu tiên quân đội và vấn đề quân sự).

Tất cả đời sống kinh tế và xã hội được xây dựng trên mô hình quân sự. Quá trình quân sự hóa đất nước đã đạt được kết quả nhất định. Bộ máy tuyên truyền, vai trò của nó được chuyển giao cho Đảng Lao động Triều Tiên, hoạt động với các khái niệm như: “Bảo vệ lãnh tụ”, “Tinh thần quân nhân cách mạng”, “Chiến đấu thần tốc”, “Cả nước là một mặt trận, mỗi huyện, xã là một pháo đài”, “Chiến đấu tới cùng”... Quân đội nhân dân Triều Tiên tuyên bố là "quân đội của lãnh tụ và đảng."

Theo Kim Jong Il, Quân đội nhân dân Triều Tiên ngày nay - đó là "toàn dân, toàn đảng và cả nhà nước". Để tăng cường khả năng quốc phòng, ban lãnh đạo Triều Tiên tập trung nguồn lực quan trọng (theo các tiêu chuẩn của Triều Tiên) cho các mục đích quân sự.

Theo đó, hơn 1/4 ngân sách nhà nước được chi cho quân đội. Điều này được thực hiện bất chấp thực tế phức tạp của thập niên 1990, khi nạn đói đã giết chết hàng chục, có thể, hàng trăm ngàn người dân thường.

Rất nhiều tiền (một lần nữa, cũng lại theo các tiêu chuẩn của Triều Tiên) được chi cho các chương trình tên lửa hạt nhân. Theo đánh giá của các chuyên gia, Triều Tiên đã chi cho hoạt động hạt nhân hàng chục triệu USD, mà họ “kiếm được” từ việc xuất khẩu vũ khí, tên lửa và công nghệ tên lửa (lên đến 1 tỷ USD/năm).

Phần lớn các khoản thu ngoại tệ đến từ các công dân Triều Tiên đang sống và làm việc tại Nhật Bản. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng nhận được nguồn thu không nhỏ từ việc hợp tác liên Triều (dự án du lịch Kymgansansky, dự án tổ hợp công nghiệp Kaesong, v.v..).

Khủng hoảng kinh tế kéo dài hơn một thập kỷ, quân sự hóa toàn diện đời sống kinh tế-xã hội, tình trạng sức khỏe của lãnh đạo đất nước, cùng với áp lực quân sự, chính trị nặng nề từ phía Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và những quốc gia khác biến Triều Tiên thành doanh trại khổng lồ, được đặt dưới sự kiểm soát gắt gao của quân đội và an ninh trong nước.

Quân đội và cuộc chuyển giao quyền lực cho Kim Jong Un

Các tướng lĩnh Triều Tiên sẽ tiếp tục phò tá Kim Jong Un
Các tướng lĩnh Triều Tiên sẽ tiếp tục phò tá Kim Jong Un.

Trong 2 năm vừa qua ở CHDCND Triều Tiên đã diễn ra một cuộc chuyển giao quyền lực tối cao từ Kim Jong Il cho người con trai út Kim Jong Un. Triều Tiên đã thực hiện chiến dịch tuyên truyền sâu rộng nhằm vinh danh Kim Jong Un, cháu trai của Chủ tịch Kim Il Sung.

Quá trình này được đi kèm với nỗ lực quân sự hóa đất nước ở bên trong cũng như bên ngoài (tấn công bằng đạn pháo vào đảo Yeonpyeong Hàn Quốc tháng 11-2010).

Một giai đoạn mới liên quan tới việc thu sếp quá trình đề cử Kim Jong Un vào chức vụ cấp cao trong quân đội và trong đảng, diễn ra vào tháng 9-2010 tại Hội nghị lần thứ III của Đảng Lao động Triều Tiên.

Việc phân tích thành phần Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng Lao động Triều tiên mới bầu cho thấy, trong ban lãnh đạo cấp cao của Đảng có đến hơn 50% là các thành viên gia đình Kim Jong Il và giới quân sự.

Cơ quan quan trọng nhất ở CHDCND Triều Tiên chính là Ủy ban quân sự Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, mà Kim Jong Il từng là Chủ tịch.

Cấp phó của Kim Jong Il là con trai Kim Jong Un và Tổng Tham mưu trưởng, Phó Nguyên soái quân đội nhân dân Triều Tiên Li En Kho.

Các thành viên Ủy ban bao gồm Kim Kyong Hui (em gái Kim Jong Il), Kim Kyong Ok (vợ mới của Kim Jong Il) và Chang Song Thek (chồng của Kim Kyong Hui).

Theo ý kiến của những nguồn có uy tín, việc bầu cử Kim Jong Un vào vị trí lãnh đạo quan trọng là Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Đảng Lao động Triều Tiên cho thấy sự đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực ở Triều Tiên.

Không ngạc nhiên khi “vị tướng trẻ tài năng” Kim Jong Un luôn là tâm điểm của giới truyền thông Triều Tiên trong mỗi chuyến công tác cùng cha tới biên giới và các cơ sở kinh tế quan trọng nhất của đất nước.

Năm 2009 Hiến pháp Triều Tiên có sự thay đổi mới, theo hướng tăng cường hơn nữa vai trò của giới quân sự trong tất cả các lĩnh vực đời sống.

Đặc biệt, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng nhà nước được tuyên bố là “lãnh đạo tối cao của CHDCND Triều Tiên”, là người quyết định không chỉ toàn bộ các vấn đề quân sự, mà còn “lãnh đạo toàn bộ sự nghiệp quốc gia”.

Như vậy, CHDCND Triều Tiên đã tạo lập một cơ sở pháp lý rộng rãi cho việc quân sự hóa đất nước hơn nữa, cho quyền lực vô hạn của bộ máy quân sự, đồng thời sử dụng lực lượng vũ trang như là "quân đội của lãnh tụ tối cao" của đất nước.

Tương lai chính sách Songun

Kim Jong Un sẽ tiếp tục chính sách Songun?
Kim Jong Un sẽ tiếp tục chính sách Songun?.
 

Quân đội Triều Tiên và các cơ quan an ninh hiện nay là một lực lượng thống nhất, là chỗ dựa của chế độ chính trị của CHDCND Triều Tiên. Quân đội và Đảng làm tất cả những gì có thể để “cầm cương” cấu trúc sức mạnh bằng tuyên truyền sâu rộng cũng như bằng biện pháp vật chất.

Hàng năm, nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước (sinh nhật lãnh tụ, thành lập quân đội, thành lập đảng), Chủ tịch Ủy ban quốc phòng nhà nước ban hành mệnh lệnh phong quân hàm cấp tướng cho các sĩ quan quân đội.

Theo các nhà quan sát quốc tế, bộ máy quân sự cấp cao (gồm các tướng và chuẩn tướng) có mức lương khá cao, cùng với hỗ trợ lương thực và nhà ở thoải mái, trong khi binh lính phải chịu cảnh khổ sở, thiếu đói vì khủng hoảng kinh tế kéo dài.

Họ thường xuyên bỏ đi ăn xin mỗi khi sĩ quan chỉ huy vắng mặt, thậm chí sẵn sàng đổi phù hiệu các lãnh tụ Kim Il Sung và Kim Jong Il để lấy một mẩu bánh mì, khi mà việc đánh mất phù hiệu sẽ bị phạt rất nặng.

Chế độ cũng đặc biệt chú ý tới việc kiểm soát quân đội và hàng ngũ lãnh đạo quân đội khi nhìn nhận các sự việc đã diễn ra ở Tusnia, Ai Cập, Lybia và nhiều quốc gia Trung Đông khác.

Trong điều kiện chuyển giao quyền lực, việc điều chỉnh lại bộ máy chính trị, quân sự ủng hộ nhà lãnh đạo mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quá trình này, như đã biết, diễn ra không đơn giản. Nó trở nên rất phức tạp khi việc xác nhận Kim Jong Il là người kế tục của lãnh tụ Kim Il Sung.

Uy tín của Kim Jong Il trong cả nước nói chung, và trong quân đội, nói riêng, không thể so sánh với uy tín của người cha. Trong khi đó, một số tướng lĩnh cấp cao có hành động phản đối “sự thăng tiến” của Kim Jong Il trên bậc thang quyền lực chính trị và quân sự.

Khó khăn này của Kim Jong Un còn nặng nề hơn. Hiện tại, một trong những điểm yếu của Đại tướng Kim Jong Un trên đường nắm quyền là nằm ở vấn đề tuổi tác.

Truyền thống nho giáo đòi hỏi người nắm giữ vị trí cao trong quân đội và ‘tướng vị’ phải là người có thành tích đặc biệt và độ chín về đức độ.

Trong khi đó, bên cạnh kế hoạch tác chiến nã pháo vào đảo tiền tiêu của Hàn Quốc hồi cuối năm 2010, “thành tích” chủ yếu của vị tướng trẻ là... con trai của cố lãnh tụ.

Do đó, để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực tối cao diễn ra thành công, vai trò của quân đội Triều Tiên trong tương lai gần sẽ được tăng cường hết mức với nhiệm vụ duy trì ổn định chế độ chính trị, không để xảy ra bất ổn chính trị trong nước.

Ngoài ra, quân đội còn phải gánh vác trách nhiệm bảo vệ đất nước trước các nguy cơ bên ngoài.

Kéo theo đó, chế độ cầm quyền bằng các biện pháp tài chính và kinh tế sẽ đáp ứng các yêu cầu của giới quân sự trong việc trang bị cho quân đội vũ khí và trang thiết bị quân sự mới.

Triều Tiên sẽ tiếp tục phát triển các chương trình tên lửa hạt nhân của mình. Giới quân sự và các tổ chức trực thuộc sẽ có ảnh hưởng quyết định trên tất cả các mặt đời sống của xã hội.

Chính sách phát triển ưu tiên các vấn đề quân sự - Songun, trong một thời gian dài nữa sẽ vẫn là phương hướng chiến lược trong chính sách đối nội đối ngoại của Triều Tiên.

Lực lượng vũ trang sẽ đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng kinh tế. Giới quân sự sẽ tiếp tục đường hướng hình thành kiểm soát toàn diện nền kinh tế đất nước cũng như nguồn cung cấp toàn diện cho quân đội.

Trong quan hệ liên Triều, giới quân sự Triều Tiên luôn giữ lập trường bảo thủ cao độ. Hàng thập niên căng thẳng quân sự và chính trịnh và đối đầu với Hàn Quốc đã duy trì ở Triều Tiên tính đa nghi sâu sắc với Seoul, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.

Trong bối cảnh như vậy, lực lượng vũ trang Triều Tiên sẽ tiếp tục đóng vai trò tiên quyết trong đời sống chính trị và kinh tế của đất nước trong một thời gian dài nữa.

Theo Báo Đất Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…