Bất chấp căng thẳng, Mỹ không dán nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc

Việc đưa các nước vào danh sách theo dõi là cách Mỹ tạo áp lực với họ trong các cuộc đàm phán phi chính thức. (Ảnh: AP)
Việc đưa các nước vào danh sách theo dõi là cách Mỹ tạo áp lực với họ trong các cuộc đàm phán phi chính thức. (Ảnh: AP)
TPO - Chính quyền Trump một lần nữa quyết định không dán nhãn cho Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác là nước thao túng tiền tệ. Nhưng trong báo cáo gửi lên Quốc hội hôm 28/5, chính quyền Trump vẫn để Trung Quốc trong danh sách các nước hưởng thặng dư thương mại với Mỹ và những chỉ số khác đang được theo dõi sát sao.

Chính quyền Mỹ nói rằng không quốc gia nào hội tụ đủ các tiêu chí để bị dán nhãn thao túng tiền tệ - một cách để hưởng lợi ích thương mại với Mỹ. Nhưng báo cáo nói rằng 9 quốc gia, gồm Trung Quốc, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Việt Nam, đang nằm trong danh sách theo dõi.

Hai quốc gia là Ấn Độ và Thụy Sĩ bị đưa vào danh sách theo dõi từ tháng 10 năm ngoái, nhưng lần này được gạch tên.

Theo một luật ra đời năm 1988 của Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ có nghĩa vụ phải báo cáo lên Quốc hội định kỳ 6 tháng rằng liệu có quốc gia nào thao túng đồng tiền của họ để có được lợi thế thương mại với Mỹ hay không. Nếu có, Mỹ sẽ đưa ra biện pháp trừng phạt thương mại. Một luật ra đời năm 2016 mở rộng các tiêu chí mà Bộ Tài chính Mỹ sử dụng để đánh giá.

Chưa có quốc gia nào bị gọi tên là nước thao túng tiền tệ kể từ khi chính quyền Clinton dán nhãn này cho Trung Quốc năm 1994. Trong chiến dịch vận động bầu cử năm 2016, ông Donald Trump tuyên bố sẽ dán nhãn cho Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ ngay sau khi ông bước vào Nhà Trắng. Nhưng cho đến nay, Mỹ đã bỏ qua 5 cơ hội làm như vậy.

Các quan chức cho biết việc đưa một nước vào danh sách theo dõi sẽ cho phép chính quyền Trump gây áp lực với họ thông qua đàm phán không chính thức.

Trong báo cáo gần đây nhất, Bộ Tài chính Mỹ mở rộng danh sách đánh giá từ khoảng chục nước lên 21 nước, bằng cách hạ thấp ngưỡng đánh giá trong những lĩnh vực như quy mô thặng dư thương mại với Mỹ, quy mô thặng dư thương mại với thế giới và số lần quốc gia đó can thiệp vào thị trường tiền tệ.

Báo cáo tiền tệ đưa ra vào tháng 10 năm ngoái đã đưa 6 quốc gia vào danh sách giám sát đặc biệt. Trong khi đưa Ấn Độ và Thụy Sĩ khỏi danh sách theo dõi lần này, 4 quốc gia khác gồm Trung Quốc, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn bị giữ lại, và các nước Ireland, Ý, Malaysia, Singapore và Việt Nam bị bổ sung vào.

Theo theo AP
MỚI - NÓNG