Yakult – một Nhật Bản thu nhỏ trong chai sữa uống lên men

Nhỏ gọn và nằm trong lòng bàn tay, vậy nhưng cách chai sữa uống lên men Yakult chiếm lĩnh thị trường của 38 quốc gia trên thế giới là đủ để chúng ta hiểu về những đức tính trong kinh doanh của người Nhật

"Nhỏ mà có võ"

Với kích thước chỉ 65ml, mỗi chai sữa uống lên men Yakult chứa trong nó tối thiểu 6,5 tỉ khuẩn Shirota – loại khuẩn có tác dụng tích cực để cân bằng hệ tiêu hóa, cũng như tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Cái tên Shirota ấy không chỉ là một loại khuẩn. Nó còn gắn liền học thuyết Shirota. Và, tất cả được bắt đầu từ năm 1935, thời điểm Giáo sư – Bác sĩ Minoru Shirota tìm ra loại khuẩn này.

Yakult – một Nhật Bản thu nhỏ trong chai sữa uống lên men ảnh 1

GS-Bác sĩ Minoru Shirota, người mở ra lịch sử của sữa uống lên men Yakult

Nhật Bản, thập niên 1920, ở một quốc gia nghèo với kiến thức dinh dưỡng hạn chế và các bệnh dịch lan tràn, chàng thanh niên Shirota chọn ngành y để chạm tới giấc mơ tìm ra loại thuốc đẩy lùi dịch bệnh. Tốt nghiệp rồi giảng dạy tại đại học y khoa Kyoto, 9 năm làm việc miệt mài giúp ông có bước đi quan trọng nhất: phát hiện và nuôi cấy thành công loại chủng khuẩn lên men sống được trong dịch vị dạ dày, từ đó cho phép hỗ trợ chức năng tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể người.

Loại khuẩn ấy được đưa vào một thứ đồ uống để phổ biến tới cộng đồng. Sữa uống lên men Yakult bắt đầu lịch sử của mình, khi bán ra trên thị trường Nhật Bản năm 1935.

Mỗi chai sữa uống lên men ấy chứa trong nó tối thiểu 6,5 tỷ khuẩn Shirota, đủ để tạo ra hiệu ứng tích cực tới sức khỏe người dùng nếu sử dụng thường xuyên.

Chậm rãi mà hiệu quả

Từng bước, từng bước, sữa uống lên men Yakult dần chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Ở thời điểm mà khách hàng chủ yếu của nó là các bà nội trợ - những người chuẩn bị thực phẩm và chăm lo sức khỏe cho gia đình, Giáo sư – Bác sĩ Shirota đã có một ý tưởng đặc biệt: xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm gồm các phụ nữ - những Yakult Lady.

Yakult – một Nhật Bản thu nhỏ trong chai sữa uống lên men ảnh 2

Một Yakult Lady tại Tokyo đang chuẩn bị công việc của mình.

Thời điểm ấy, dù có những biến đổi nhất định, công việc chính của phụ nữ Nhật Bản vẫn là các bà nội trợ. Và hệ thống Yakult Lady cho phép họ làm việc với một thời gian linh hoạt để vẫn có thể chăm lo cho gia đình. Bù lại, các Yakult Lady rất dễ dàng kết nối và tạo sự thân thiện với khách hàng – vốn cũng là những bà nội trợ.

"Phủ sóng" khắp Nhật Bản, sữa uống lên men Yakult bắt đầu bước ra thế giới từ năm 1964. Những thị trường đầu tiên được chọn, theo chiến lược của Tập đoàn, là Đài Loan và Brazil. Để rồi, hơn 40 năm kể từ bước đi ấy, sản phẩm Yakult đã có mặt ở 38 quốc gia, với số chai sữa được tiêu thụ mỗi ngày là gần 40 triệu chai.

Ở rất nhiều trong số các quốc gia này, hệ thống Yakult Lady cũng được thiết lập từ các phụ nữ bản địa. Hiện tại, có khoảng 88.000 Yakult Lady đang hoạt động trên thế giới, và đóng góp 60% doanh thu hàng năm cho Tập đoàn.

Chuẩn xác- khoa học

Bản thân hình dạng và kích thước của chai sữa uống lên men Yakult là một minh chứng về cách người Nhật hoàn thiện sản phẩm của mình. Khi mới sản xuất, sữa uống lên men Yakult được đóng gói trong chai thủy tinh. Từ năm 1968, chúng được đóng gói sang loại chai nhựa như hiện tại, với hình dáng được cách điệu từ búp bê gỗ Kokeshi truyền thống của Nhật Bản. Loại chai nhựa này giúp cho sữa Yakult được vận chuyển thuận tiện hơn với các Yakult Lady, từ đó tạo ra sự tối ưu về giá bán.

Và, dù ở thị trường nào, chai sữa uống lên men này đều có kích thước nhỏ gọn: 65 ml. Theo quan điểm của phía sản xuất, trong trường hợp sử dụng chai to, người dùng có thể không uống hết và đặt sữa Yakult (đã mở) vào tủ lạnh, từ đó dẫn tới khả năng bị vi khuẩn lạ xâm nhập.

Đặc biệt, trong hơn 80 năm, các chuyên gia vi sinh của Yakult đã liên tục theo đuổi các nghiên cứu về tác động của khuẩn L.casei Shirota tới việc cân bằng chức năng hệ đường ruột, cũng như hệ miễn dịch của con người. Bên cạnh việc làm nền tảng cho những ứng dụng mới, các nghiên cứu này, sau khi có sự công nhận từ giới chuyên môn, đều được phổ biến rộng rãi tới người dùng để tạo sự tin tưởng.

Yakult – một Nhật Bản thu nhỏ trong chai sữa uống lên men ảnh 3

Các chai sữa uống lên men Yakult được đưa vào khẩu phần ăn tại bệnh viện Đại học Y Jikei (Tokyo)

Tính tới nay, các chuyên gia của tập đoàn Yakult đã có khoảng 1.400 nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học thế giới về tác động tích cực của khuẩn Shirota tới sức khỏe con người. Hiện, Viện nghiên cứu vi sinh của Yakult thu hút sự cộng tác của 252 nhà nghiên cứu và tiến sĩ khoa học.

Xác lập sứ mệnh

Quan niệm về sức khỏe của Giáo sư – Bác sĩ Shirota, được nâng lên thành Học thuyết Shirota (Shirota-ism), nằm ở mấy chữ ngắn gọn: “Kiện trường trường thọ, y học phòng ngừa và chi phí hợp lý". Cụ thể, đó là những nguyên tắc cơ bản: hệ đường ruột khỏe mạnh sẽ dẫn tới cuộc sống trường thọ; y học cần phòng bệnh hơn chữa bệnh; các sản phẩm cần có mức giá phù hợp để đến với cộng đồng một cách rộng rãi.

Và, sau hàng chục năm, học thuyết ấy đã trở thành sứ mệnh, và triết lý kinh doanh của với Tập đoàn Yakult: chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

"Với những gì đã diễn ra trong hơn 80 năm qua, toàn bộ thành viên của Tập đoàn luôn đặt ra mục tiêu cao nhất đưa sản phẩm tâm huyết của Giáo sư – Bác sĩ Shirota tới người sử dụng" - ông Yoshihiro Kawabata, Phó Tổng Giám đốc công ty Yakult Honsha, Nhật Bản, nói

Tại Nhật Bản, các chai sữa uống lên men Yakult có thể tìm thấy ở bất cứ đâu: trong siêu thị, tại nhà riêng, thậm chí ở bệnh viện và khách sạn cao cấp – những nơi đặt ra yêu cầu rất khắt khe về thực phẩm.

"Khi sức đề kháng bị suy giảm, việc để cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột của các bệnh nhân là rất quan trọng. Do vậy, chúng tôi sử dụng khoảng 500 chai sữa uống lên men Yakult mỗi ngày cho các bệnh nhân"- – ông Hinorobu Hama, trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Đại học Y Jikei (Tokyo) cho biết.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.