Ý đồ của Mỹ khi thay đổi đối tượng ủng hộ trong cuộc chiến Syria

Ảnh: AP
Ảnh: AP
TPO - Quyết định ngừng hỗ trợ các nhóm phiến quân chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ không ảnh hưởng đến cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng của Mỹ tại Syria. Bằng cách này chính quyền của Tổng thống Trump đang tiến hành một chương trình khác để hậu thuận lực lượng dân quân người Kurd gốc Arập có tên là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF).

Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo (SDF)

Đây là lực lượng được Mỹ hậu thuẫn và hiện đã giành quyền kiểm soát hơn 42.000 km2 tại Syria. Đặc biệt, Lực lượng SDF đang là quân bài rất lợi hại của Mỹ trên chiến trường Syria.

Với danh nghĩa chống khủng bố, Lực lượng SDF đang dần mở rộng phạm vi kiểm soát của mình ở phía Bắc Syria từ Aleppo sang al-Hasakah, từ Raqqa tới khu vực Deir ez-Zor, tỉnh giàu nguồn lượng nặng dầu mỏ.

Lực lượng SDF giành được thêm càng nhiều đất đai cũng đồng nghĩa với việc khu tự trị tương lai của họ sẽ ngày càng rộng hơn, lãnh thổ chính quyền Assad sẽ càng thu hẹp lại và sự hiện diện quân sự của Mỹ sẽ càng được mở rộng.

Nếu như vào hồi năm 2015, ở Syria hầu như không có cố vấn Mỹ thì hiện nay hàng ngàn chuyên gia quân sự Mỹ đang hiện diện ở các khu vực người Kurd ở Aleppo, al-Hasakah, Raqqa, Deir ez-Zor và tới đây có thể hàng chục nghìn quân và chuyên gia quân sự Mỹ sẽ tiếp tục đổ vào Syria.

Sau khi đã quét sạch khủng bố IS, cùng với các nhóm phiến quân đối lập, chắc chắn là việc đầu tiên ông Trump phải làm sẽ là tính cách giành lại những vùng đất do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd chiếm giữ. Tuy nhiên, đó sẽ là điều rất khó.

Lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA)

Là lực lượng đối lập với chính phủ Syria, tập hợp những quân nhân và những người dân tìm kiếm sự dân chủ, muốn lật đổ chế độ của nhà Assad vốn tồn tại trong 4 thập kỷ mà họ coi là độc tài.

FSA hoạt động chủ yếu thông qua các hoạt động vũ trang như tấn công các trạm kiểm soát hoặc căn cứ quân sự của chính quyền Syria. 

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay lực lượng này có quy mô khá lớn vì tập hợp được nhiều phe nhóm nổi dậy thành một liên minh nhằm chống lại chính quyền Syria được Nga hậu thuẫn. 

Duy trì hoạt động là nguồn kinh phí khổng lồ từ Liên đoàn Ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Phương Tây cung cấp vũ khí và trực tiếp huấn luyện. Với sự trợ giúp khí tài vật chất từ bên ngoài FSA lớn mạnh và đương đầu với mọi cuộc tấn công của quân chính phủ được Nga hậu thuẫn.

Khi khủng bố IS suy yếu, cuộc đối đầu giữa quân chính phủ được Nga hậu thuẫn và Lực lượng FSA do Mỹ đỡ đầu sẽ tiếp tục khốc liệt.

Dọn đường mặc cả với Nga tại Syria thời kỳ hậu IS

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt của quân đội Mỹ, Tướng Raymond Thomas xác nhận Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đang ngừng chương trình hỗ trợ các nhóm phiến quân chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Thực ra, quyết định của Mỹ về việc ngừng hỗ trợ phe nổi dậy Syria được đưa ra cách đây 1 tháng, sau cuộc nói chuyện của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Giám đốc CIA Mike Pompeo và Trợ lý An ninh H. R. McMaster - "cánh tay phải" của ông Trump trong tất cả các vấn đề liên quan đến Syria.

Do cuộc nói chuyện này diễn ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức, nơi lãnh đạo Nga và Mỹ có cuộc đàm phán, nên việc ngừng ủng hộ các phiến quân Syria được coi là sự nhượng bộ và một phần trong thỏa thuận của ông Trump với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. 

Trước đó, Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết, động thái trên là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm cải thiện quan hệ với Nga, đồng minh quan trọng bảo vệ chính phủ Assad trong cuộc nội chiến kéo dài 6 năm. “Đó là một tín hiệu cho Putin rằng, chính quyền Mỹ muốn cải thiện mối quan hệ với Nga”, một quan chức nhận định.

Chương trình bí mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bắt đầu vào năm 2013, là một trong những kế hoạch của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama để lật đổ Assad, tuy nhiên không đạt được kết quả như mong muốn.

Các nguồn tin không nói rõ về chương trình trên của CIA, nhưng qua quá trình thực hiện, chương trình đã bộc lộ một số bất cập như một số phe nổi dậy được trang bị vũ trang và đào tạo chiến đấu đã đầu quân cho Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm cực đoan khác.

Theo các chuyên gia phân tích, quyết định của Mỹ chắc chắn nhận được sự tán thành của Nga, nước đang giành sự ủng hộ quân sự cho chính quyền của ông Assad và liên tục tấn công một số tổ chức phiến quân được Mỹ tiếp tế, dưới vỏ bọc là tiêu diệt khủng bố.

Mỹ đang chuẩn bị cho tương lai

Việc Mỹ chấm dứt chương trình hỗ trợ phiến quân Syria không có nghĩa là Mỹ ngừng hỗ trợ cho các đối thủ của ông Assad. Động thái này chỉ càng cho thấy Mỹ có những đối tượng ủng hộ khác trong khu vực.

Những thắng lợi Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo (SDF) tại khu vực cho thấy, lực lượng này đã thể hiện năng lực chiến đấu cao hơn và hiệu quả hơn nhiều so với Lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) .

Hiện Lực lượng SDF đang chiến đấu khá thành công nhằm giành thủ phủ của tổ chức IS là thành phố Raqqa. Hẳn là việc họ đánh bại kẻ thù trên lãnh thổ đất nước, giành được Deir ez-Zor cũng là nhờ Mỹ. Quan hệ giữa lực lượng này và ông Assad sau khi đánh bại kẻ thù chung sẽ như thế nào còn là việc chưa rõ, nhưng khó có thể là một mối quan hệ hòa bình.

Chính phủ Syria có thái độ thù địch với ý tưởng tự trị cho người Kurd. Dù hiện tại Lực lượng SDF và quân đội Assad chưa giao tranh, song chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Khi đó, Mỹ chắc chắn sẽ ủng hộ đối tượng yêu thích của mình. 

Đặc biệt, vấn đề người Kurd tại Syria, cũng như tại Iraq, dứt khoát sẽ nổi lên khi IS suy yếu. Các tổ chức của tộc người bị phân tán này chắc chắn sẽ đòi được trả công cho những đóng góp dù không phải mang tính quyết định nhưng rất quan trọng của họ vào chiến thắng lực lượng cấp tiến tôn giáo.

Và cái giá đó chỉ có thể là thành lập nhà nước riêng hoặc ít nhất là quyền tự trị rộng. Ranh giới và điều kiện của nhà nước hay quyền tự trị này chưa rõ, chỉ chắc chắn một điều quyền tự quyết của dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran và Syria sẽ gây ra những thay đổi lớn trong khu vực.

Dù thế nào thì sau khi đánh bại IS, chính vấn đề người Kurd sẽ quyết định vận mệnh của Trung Đông. Điều này chính quyền của ông Trump hiểu rất rõ và vì vậy ông đang chuẩn bị cho tương lai. 

MỚI - NÓNG
Phó Chủ tịch Cần Thơ: Báo cáo hằng ngày nhưng 'gỡ hoài không ra'
Phó Chủ tịch Cần Thơ: Báo cáo hằng ngày nhưng 'gỡ hoài không ra'
TPO - Dù cố gắng dồn sức tháo gỡ ngay đầu năm, tháo gỡ cơ chế chính sách, làm cật lực nhưng quy mô nền kinh tế vẫn không tăng hơn nhiều so với các năm trước. Điều đó, cho thấy sự lớn mạnh của thành phố vẫn còn chậm, các bước nhịp chưa được nhanh, chưa có hoạt động đột phá để nâng cao giá trị…