TPO - Xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay chủ yếu là xuất khẩu thô khiến giá trị sản phẩm rất thấp. Nếu đầu tư vào sản xuất theo chuỗi, trong đó chú trọng đến chế biến sâu, hình thành sản phẩm thương hiệu quốc gia, quốc tế, giá trị nông sản Việt Nam có thể gấp 5-7 lần hiện nay, thậm chí nhiều hơn nữa. Đây là chia sẻ của Giáo sư - Viện sĩ Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam.
TPO - Phát biểu tại Lễ công bố thành lập Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chia sẻ, ngành Nông nghiệp và Môi trường cần phải tạo ra những đột phá trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn, làng nghề hay mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.
TPO - Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn các sản phẩm nông, lâm, thủy sản nhập khẩu. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho hàng nông sản Việt Nam mở rộng khai thác thời gian tới.
TPO - Thứ trưởng Nông nghiệp Mỹ Alexis Taylor dẫn đầu phái đoàn thương mại với hơn 100 thành viên đang có chuyến thăm Việt Nam, nhân kỷ niệm 1 năm hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
TPO - Theo các chuyên gia, số lượng cảnh báo tồn dư chất cấm, kháng sinh trong sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất sang châu Âu (EU) tăng hơn 80% trong nửa đầu năm. Diễn biến bất thường này cảnh báo các doanh nghiệp Việt phải tự kiểm soát ngặt yêu cầu an toàn thực phẩm trước khi xuất sang thị trường "khó tính" như EU.
TPO - Theo các doanh nghiệp, việc ký Nghị định thư xuất khẩu dừa chính ngạch sang Trung Quốc sẽ giúp mặt hàng này có cơ hội vượt mốc 1 tỷ USD trong thời gian tới, đồng thời mở ra cơ hội "ăn nên làm ra" cho nhiều địa phương chủ lực về dừa.
TPO - Khoảng 1 tấn vải thiều Thanh Hà đầu vụ 2024 đã được một doanh nghiệp xuất khẩu sang Úc. Giá niêm yết tại siêu thị quốc gia này là 34,99 AUD/kg, tương đương gần 600.000đồng/kg.
TPO - Việc Mỹ và Trung Quốc đều tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu đã giúp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tiếp tục tỏa sáng. Đáng chú ý, vị trí "khách hàng" nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam lớn nhất liên tục có sự thay đổi giữa 2 thị trường này.
TPO - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước ước đạt 9,84 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu 2,68 tỷ USD, tăng gần 2,9 lần.
TPO - Theo thống kê của Cục Hải quan Lạng Sơn, chỉ trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán đã có gần 13.000 tấn nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Nhu cầu hoa quả của Trung Quốc trong những ngày đầu năm rất lớn, xe chở nông sản đang tấp nập đổ về các cửa khẩu để xuất sang thị trường này.
TPO - Ngày 14/2 (tức mùng 5 Tết), tại hai cửa khẩu chính ở Lạng Sơn là: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - huyện Cao Lộc, Tân Thanh - huyện Văn Lãng đã thông quan trở lại sau kỳ nghỉ tết dài ngày. Đã có nhiều xe ô tô chở hàng nông sản, hoa quả được xuất bán sang Trung Quốc.
TPO - Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tập trung tổ chức các giải pháp nhằm hiện đại hóa hệ thống đường sắt và nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt để tăng lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT cho biết, việc triển khai thực hiện ba đề án lớn liên quan đến sức khoẻ cây trồng, thuốc BVTV sinh học, phân bón hữu cơ là chủ trương nhằm hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, tạo ra các sản phẩm nông sản chất lượng cao, có giá trị, an toàn đối với sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
TPO - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 1, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản bất ngờ tăng cao ở tất cả các mặt hàng. Đáng chú ý, Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam.
TPO - Theo số liệu mới nhất vừa công bố của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kết thúc năm 2023, xuất khẩu các sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam vượt kim ngạch 1 tỷ USD. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
TPO - Trong những ngày đầu năm mới, hàng trăm xe chở nông sản đang tấp nập đổ về các cửa khẩu phía Bắc để làm thủ tục thông quan. Theo các cơ quan chức năng, việc hàng loạt cửa khẩu vừa được nối lại và nâng cấp giúp hoạt động thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc diễn ra sôi động.
TPO - Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, việc một số khách hàng Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp Việt phải trả phí từ 100 - 1.000 USD để đăng ký giấy chứng nhận mã số xuất khẩu sang thị trường này là có dấu hiệu lừa đảo. Tổng cục Hải quan Trung Quốc không yêu cầu về loại giấy tờ này và không thu phí.
TPO - “Năm nay, nông nghiệp đã xoay chuyển tình thế từ lúng túng, bị động, bất ngờ, sang chủ động, tự tin, kịp thời, sáng tạo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, vượt qua các thách thức để đạt có kết quả cao. Có thể thấy nông nghiệp có năm được mùa được giá, bội thu. Vai trò, vị thế của ngành nông nghiệp ngày càng được khẳng định, xứng đáng là trụ đỡ của nền kinh tế”, Thủ tướng nói.
TP - Dưa hấu vừa chính thức được cấp “visa” xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây là tín hiệu rất mừng cho doanh nghiệp và người trồng dưa. Đặc biệt, hai nước đang đàm phán mở cửa thêm một loạt các sản phẩm nông sản như bưởi, dừa, hoa quả đông lạnh, giúp nhiều mặt hàng kỳ vọng sẽ gia nhập “câu lạc bộ” tỷ USD trong thời gian tới.
TP - Ngoài các hình thức truyền thống như chợ hay siêu thị, thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác và tận dụng nhiều hơn nữa xu hướng này.
TPO - Sau khi giảm sâu vào những tháng đầu năm, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đang tăng tốc hồi phục ấn tượng. Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp đạt hơn 43,08 tỷ USD và toàn ngành tự tin lập lại mốc kỷ lục của năm ngoái.
TPO - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhờ sự tăng đột biến của một số mặt hàng, xuất khẩu nông sản đang có dấu hiệu hồi phục. Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt 38,5 tỷ USD, giảm nhẹ 5,1% so với con số kỷ lục của năm ngoái.
TPO - Trái ngược với bức tranh ảm đạm của nhiều ngành hàng, từ đầu năm đến nay nhiều mặt hàng nông sản ghi nhận kỷ lục mới, với kim ngạch xuất khẩu và giá bán cao.
TPO - Lãnh đạo Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) thừa nhận, trong quá trình thông tin về cảnh báo đến doanh nghiệp có những trục trặc chưa đến kịp thời. Nhưng sau khi nhận được phản ánh, Cục đã vào cuộc xử lý ngay lập tức. Đến nay tất cả lô hàng trong ngày 9/9 đều đã được thông quan. Hiện, mọi hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.
TPO - Hàng trăm container chuối, mít, sầu riêng, thanh long... được đưa ra cảng chuẩn bị xuất sang Trung Quốc nhưng doanh nghiệp bất ngờ nhận được công văn từ Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tạm dừng xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp tá hỏa không biết chuyện gì đang xảy ra.
TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Indonesia hạn chế áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, tạo thuận lợi cho nông sản và các sản phẩm Halal có xuất xứ Việt Nam tiếp cận thị trường.
TPO - Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết đã đề nghị Vương quốc Anh cung cấp hồ sơ đánh giá nguy cơ để thay đổi tần suất kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thanh long Việt Nam. Thống kê cho thấy, tính từ năm 2020 đến nay, SPS Việt Nam chưa nhận được thông báo vi phạm nào.
TPO - Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết, trong 8 tháng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 2,2 tỷ USD, tăng 130% so với năm ngoái.
TPO - Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam cảnh báo hiện có một nhóm đối tượng lừa đảo ở nước ngoài lập các trang web chuyên để hỏi mua các mặt hàng nông sản khiến nhiều doanh nghiệp lâu năm vẫn bị lừa.
TPO - Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đã nhận được thông tin từ Cục Kiểm dịch động thực vật - Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo về việc mở cửa nhập khẩu đối với quả dừa xuất khẩu từ Việt Nam. Điều này giúp xuất khẩu dừa có khả năng cán mốc tỷ USD trong thời gian tới.