Xây bệnh viện dã chiến cho 'cụ' Rùa

Các bao tải cát được chở ra chất quanh chân Tháp Rùa, tạo đường cho rùa lên phơi nắng. Ảnh: M.H
Các bao tải cát được chở ra chất quanh chân Tháp Rùa, tạo đường cho rùa lên phơi nắng. Ảnh: M.H
TP - Một bệnh viện dã chiến cho Rùa nhiều khả năng sẽ được xây dựng trong vòng một tuần tới, UBND TP Hà Nội chỉ đạo đưa 'cụ' Rùa đến nơi điều trị bằng lưới mắt nhỏ và mềm nếu 'cụ' không tự bò lên tháp.

> Làm đường dẫn cứu rùa hồ Gươm

Các bao tải cát được chở ra chất quanh chân Tháp Rùa, tạo đường cho rùa lên phơi nắng. Ảnh: M.H
Các bao tải cát được chở ra chất quanh chân Tháp Rùa,
tạo đường cho rùa lên phơi nắng. Ảnh: M.H.

Bể chứa cụ Rùa làm bằng nhôm

TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia thủy sản, thành viên nhóm cứu thương cho cụ Rùa cho biết, một bệnh viện dã chiến sẽ được xây dựng ven hồ làm nơi chữa thương cho cụ Rùa. Theo kế hoạch, bản thiết kế bệnh viện này lẽ ra được hoàn thành vào đêm 27-2 nhưng các thành viên trong nhóm thiết kế lại bận kế hoạch bẫy rùa tai đỏ, nên phải dời sang ngày 28-2. Nếu mọi việc đúng như tiến độ, có thể hoàn thành bệnh viện trong 3 - 4 ngày tới.

Ban đầu, nhóm thiết kế có ý tưởng làm bệnh viện dã chiến dựa trên nguyên lý của bể bơi thông minh. Sau khi dùng xong có thể tháo nước, cuộn lại, cất đi, trả lại nguyên trạng cảnh quan của hồ. Nhưng do cụ Rùa có những móng sắc nhọn, có thể làm rách thành bể bằng nhựa, nên nhóm đã chuyển sang chất liệu nhôm mỏng. Nhôm được mang tới rồi hàn ngay tại chỗ.

Bệnh viện dã chiến hình tròn, bán kính khoảng 5m. Sau khi cụ Rùa được chữa thương ở bệnh viện này, sẽ chuyển tới bể thứ hai để dưỡng bệnh trước khi đưa trở lại hồ.

Dọn hồ

Bắt đầu từ 23 giờ đêm 27-2, hàng chục công nhân của Cty TNHH Nhà nước Một thành viên Cấp - Thoát nước đã được huy động để nạo hút bùn Hồ Gươm và dọn dẹp các dị vật dưới lòng hồ. Một diện tích rộng khoảng 100m2 đã được quây lại. Mỗi khu vực như vậy sẽ được làm sạch trong vòng 10 - 15 ngày.

Sau đó sẽ chuyển sang khu vực khác của hồ. Việc nạo vét được tiến hành từ 23 giờ đêm tới khoảng 5 giờ sáng hôm sau. Hôm qua, một dãy dài các xe đẩy chất đầy các khối bê tông, đá hộc được moi lên từ lòng hồ đêm hôm trước mang đi đổ.

Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội đã đưa ra hai giải pháp lọc nước hồ. Dựa trên kết quả xét nghiệm hai mẫu nước được công bố hôm nay, 2-3, sẽ quyết định hướng xử lý tiếp với nước hồ.  

Cách đó không xa, một đường ống cấp nước đang bơm nước sạch lấy từ nhà máy nước Yên Phụ xuống hồ. Đường ống này có lắp thêm một số vòi nước để có thể lấy nước mang đi xét nghiệm. Quá trình cấp nước được tiến hành trong 40-50 ngày, mực nước hồ đã tăng lên vài cm.

Các bao tải cát cũng được tập kết ở ven hồ, rồi chở dần ra xếp quanh chân Tháp Rùa. Ở một góc khác, các công nhân dùng cưa cưa các búi rễ khổng lồ của các cành cây cổ thụ chĩa ra mặt nước.

Thạc sỹ Kim Văn Vạn, Trưởng Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cho rằng, phát bớt một số cành cây che phủ mặt hồ là để hạn chế lá cây rơi rụng xuống hồ, hạn chế lắng đọng và gây ô nhiễm đáy hồ. Phát cành cây còn để tạo mặt thoáng nhằm tăng cường ánh sáng và gió thổi lên bề mặt hồ, tăng cường quá trính hòa tan oxy vào nước hồ

Cải tạo nước hồ và đường lên Tháp Rùa hi vọng sẽ góp phần cải thiện sức khỏe cho cụ Rùa. Dù thế, có vẻ cũng thấy chậm so với yêu cầu của thực tiễn” – một thành viên tổ chữa thương cho cụ Rùa cho biết.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG