Khu vực này có 2 lớp bảo vệ, trong đó một lớp bảo vệ của nhà thầu ngay cửa cổng ra vào. Riêng khu vực bãi đậu tàu, nhà thầu bố trí 4 bảo vệ túc trực ngày đêm.
Sau khi xảy ra sự việc, MAUR đã yêu cầu nhà thầu thực hiện các giải pháp khắc phục, tăng cường an ninh, không cho người lạ, người không có nhiệm vụ ra vào khu vực depot. Đồng thời, nhà thầu cung cấp thông tin, phối hợp cùng lực lượng Công an điều tra nguyên nhân, xác định thủ phạm thực hiện việc bôi bẩn. Hiện nay, các toa xe đã được khôi phục nguyên trạng ban đầu.
“Địa điểm xảy ra sự việc thuộc phạm vi quản lý của nhà thầu Hitachi (Nhật Bản). Do đó, nhà thầu phải chịu trách nhiệm bảo quản, khắc phục, khi bàn giao phải thực hiện đúng nguyên trạng theo hợp đồng. MAUR đang tiếp tục phối hợp nhà thầu tổ chức công tác bảo vệ, điều tra, đảm bảo không để xảy ra sự cố tương tự” - bà Huyền nói.
Th.S văn hóa Nguyễn Thành Luân cho rằng, một trong những nguyên nhân Graffiti vẽ bừa bãi những nơi không được phép là do hiện nay chưa có sân chơi cho những người đam mê nghệ thuật đường phố như Graffiti. Ông Luân cho rằng các quận huyện, địa phương nên xem xét lại các hoạt động cộng đồng để những người mê nghệ thuật đường phố có nơi để thể hiện đam mê thì sẽ không xảy ra những sự việc như bôi bẩn tàu metro như vừa qua.
“Cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm, kết nối với các địa phương để tạo sân chơi cho những người đam mê nghệ thuật đường phố như Graffiti để hạn chế những sự việc bôi bẩn như trên”, Th.S Nguyễn Thành Luân nói.