Vì sao Nga 'ngậm bồ hòn' dù cáo buộc Trung Quốc 'sao chép trái phép' vũ khí?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Vào cuối tháng 12 năm 2019, tập đoàn quốc phòng Nga Rostec đã cáo buộc Trung Quốc mua lại trái phép quyền sở hữu trí tuệ (IP) phần cứng quân sự của Nga, dẫn đến căng thẳng gia tăng giữa hai đối tác. Từ năm 2014 đến 2018, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Trung Quốc, chiếm 70% tổng nhập khẩu vũ khí của Bắc Kinh.

Mặc dù không có khả năng Nga cắt giảm doanh số bán hàng, nhưng việc thiết kế ngược, hay nói đơn giản hóa là sao chép các khí tài quân sự đã trở thành mối quan tâm lớn đối với Moscow. Họ cáo buộc Trung Quốc sao chép mọi thứ từ động cơ máy bay đến hệ thống phòng không. Thay vì cấm vận, Nga đã đáp trả bằng cách nhấn mạnh rằng vũ khí cần phải được mua với số lượng lớn để chống lại khả năng sao chép xảy ra khi Bắc Kinh chỉ mua với số lượng nhỏ. Hơn nữa, theo tạp chí 1945, Nga hầu như buộc phải chấp nhận hành vi đánh cắp IP của Trung Quốc như một chi phí kinh doanh, đồng thời Moscow vẫn có thể duy trì lợi thế công nghệ.

Theo 1945, Trong tương lai, Trung Quốc có thể “ngừng ăn cắp” vì việc đó không giúp thực sự giành được lợi thế trước các đối thủ tiềm năng. Đây cũng là lý do tại sao Nga không bày tỏ nhiều lo ngại về hành vi trộm cắp IP quân sự.

Vì sao Nga 'ngậm bồ hòn' dù cáo buộc Trung Quốc 'sao chép trái phép' vũ khí? ảnh 1 Phía trên là trực thăng Z-20 của Trung Quốc, dưới là UH-60 Black Hawk của Mỹ

Vasily Kashin, một thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, từng nói với một tờ báo Ấn Độ: “Sao chép công nghệ cũng mất thời gian như phát triển công nghệ mới. Tốt hơn là lấy tiền của Trung Quốc, đầu tư vào các dự án phát triển của chúng ta và để người Trung Quốc làm bất cứ điều gì họ muốn”.

Tuy nhiên, chuyện Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp IP quân sự không chỉ từ một đối tác như Nga.

Một số người nói rằng máy bay chiến đấu tàng hình J-20 "Mãnh Long" của Trung Quốc có thể được phát triển dựa trên các thiết kế tiêm kích F-22 Raptor của Không quân Mỹ. Sẽ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi quá trình phát triển của J-20 chỉ bắt đầu một cách nghiêm túc sau khi tiêm kích F-22 được công bố. Ngoài ra, nhiều hệ thống trên chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc tương tự như dòng F-35 Lightning II. Hãng chế tạo Lockheed Martin cho rằng tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chương trình F-35 vào năm 2007.

Trong một số trường hợp, các bản sao là tốt, nhưng một số thứ mất đi trong quá trình sao chép. Điều này đúng với tàu đổ bộ Type 726A của Trung Quốc, được mô tả là "bản sao gần như y nguyên" tàu đệm khí LCAC của Hải quân Mỹ. Cả hai đều được thiết kế để di chuyển người và phương tiện đến các bãi biển, nhưng LCAC có thể chịu được tải trọng lớn hơn.

Điều này cũng đúng với Y-20, một bản sao nhỏ hơn một chút của máy bay vận tải C-17 của quân đội Mỹ. Mặc dù mẫu máy bay của Trung Quốc vẫn có thể mang theo xe tăng chiến đấu chủ lực và các phần cứng khác, nhưng nó vẫn không phải là một chiếc C-17 thực thụ.

Tuy nhiên, trong một trường hợp, người Trung Quốc đã cố gắng cải thiện một chút. Máy bay Z-20 do Trung Quốc chế tạo trong nước gần như chắc chắn được phát triển từ máy bay trực thăng Sikorsky S-70 dân sự mà Bắc Kinh mua từ những năm 1980. Những chiếc này trông rất giống với UH-60 Black Hawk của quân đội Mỹ đến nỗi một số người đã gọi Z-20 là “Copy Hawk”. Tuy nhiên, mẫu máy bay của Trung Quốc có lá cánh thứ 5 không có trên Black Hawks và Z-20 có thể nặng hơn một chút.

MỚI - NÓNG