Đình Long Thành |
Bên trong Chánh đình |
Tọa lạc tại ấp Long Yên, xã Long Thành Nam, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cạnh quốc lộ 22B, sát sông Vàm Cỏ Đông, cò diện tích 6.0002m.
Long Thành cùng với Long Giang, Long Thuận, Long Khánh, Long Chữ (Bến Cầu ngày nay), hợp thành vùng “Ngũ Long”. Đây là các làng cổ, mà cư dân sớm định cư trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, cách nay trên 150 năm.
Cảnh vật trong khuôn viên đình |
Bàn thờ Thần Nông |
Cụ Trần Văn Thiện và nhân dân vùng Trung Lập, (Củ Chi) đến khai phá, xậy dựng vùng đất này vào những năm 1844.
Suốt 40 năm khai sơn, phá thạch vùng đất mới này được mở rộng, chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, từ Cẩm Giang qua Tân Ninh, lên tận Vàm Trảng Trâu. Năm Tự Đức thứ 36, ngày 18/9/1883, cụ Trần Văn Thiện từ trần, thọ 89 tuổi (Ất Mão năm 1795 - Quý Mùi 1883).
Tưởng nhớ ơn cụ, người dân đã lập đình để thờ. Phần mộ cụ cũng được mai táng tại đây. Năm 1883, đình Long Thành được xây cất, lúc đầu tạm bợ như một ngôi miếu tranh tre. Đến năm 1907 - 1910 sửa sang lại lần thứ nhất bằng mái ngói, vách ván. Trong các năm 1929, 1938 tu sửa lại, nhưng phải đến năm 1957 – 1963, đình Long Thành mới được đại tu, và giữ nguyên như ngày nay.
Lăng mộ Đức Đại Thần Trần Văn Thiện |
Nhân dân quy tụ dự Lễ Kỳ Yên. |
Mặt tiền đình quay về hướng Nam, nhìn ra sông Vàm Cỏ. Như những ngôi đình khác trong tỉnh, về kiến trúc vẫn theo kiểu 3 lớp hình chữ Tam, gồm tiền đình, chánh đình, và hậu đình. Đình được xây dựng bằng chất liệu bền vững, tường gạch, mái ngói. Xung quanh có tường rào bao bọc, cùng hệ thống cây xanh, cây cổ thụ, tạo nên vẻ tôn nghiêm.
Hàng năm vào các ngày 17 và 18/3 âm lịch, đình tổ chức Lễ Kỳ Yên, đông đảo nhân dân trong vùng “Ngũ Long”, và cả vùng Củ Chi, TPHCM và các vùng lân cận quy tụ về dự lễ.