Ra mắt tự truyện 'Sống đến bình minh' gần 3 tuần sau khi nhà văn Trần Mai Hạnh qua đời

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cuốn tự truyện "Sống đến bình minh" ra đời gần 3 tuần sau khi tác giả Trần Mai Hạnh qua đời trong chuyến công tác về thăm chiến trường xưa. Di nguyện của ông là cuốn sách được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).

Sáng 25/4, tự truyện Sống đến bình minhcủa cố nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh được giới thiệu tới đông đảo công chúng. Cuốn sách ra đời gần 3 tuần sau khi tác giả đột ngột qua đời trong chuyến công tác về thăm chiến trường xưa.

Ra mắt tự truyện 'Sống đến bình minh' gần 3 tuần sau khi nhà văn Trần Mai Hạnh qua đời ảnh 1

Nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh sinh năm 1943 tại Hải Dương. Ông tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).

Sống đến bình minhtự truyện đầu tiên của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, ghi lại một hành trình cuộc đời nhiều thăng trầm, gắn chặt với những sự kiện lịch sử của đất nước.

Nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh là một chứng nhân nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.

Ông là phóng viên chiến trường theo chân đoàn quân giải phóng, là nhà quản lý giai đoạn đất nước bắt đầu đổi mới. Dù ở vai trò nào ông cũng là một thư ký đầy trách nhiệm với các ghi chép tỉ mỉ.

Ra mắt tự truyện 'Sống đến bình minh' gần 3 tuần sau khi nhà văn Trần Mai Hạnh qua đời ảnh 2

Các khách mời tại lễ ra mắt tác phẩm Sống đến bình minh.

Bản thảo cuốn tự truyện Sống đến bình minh được nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh gửi đến NXB Chính trị quốc gia Sự thật từ sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Với ông, đây là một công trình tâm huyết, là cuốn phim bằng chữ tái hiện toàn bộ cuộc đời ông gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Cuốn tự truyện là những lát cắt ký ức của tác giả về những sự kiện, câu chuyện, cảnh ngộ đã diễn ra trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Trong tác phẩm độc giả bắt gặp hình ảnh tác giả lăn lộn trên các mặt trận chiến trường trong Nam, ngoài Bắc. Chàng trai Trần Mai Hạnh sau đó được cử làm đặc phái viên trong đoàn công tác đặc biệt của Việt Nam Thông tấn xã tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, may mắn có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên của giới báo chí Việt Nam về những giờ phút lịch sử diễn ra trưa ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập.

Độc giả cũng sẽ theo bước tác giả vào những ngày tháng đổi mới báo chí, những ngày cùng các đồng sự tạo dựng nên diện mạo của xã hội thông tin.

Ra mắt tự truyện 'Sống đến bình minh' gần 3 tuần sau khi nhà văn Trần Mai Hạnh qua đời ảnh 3

Tự truyện của nhà văn Trần Mai Hạnh dài gần 700 trang, gồm bảy phần.

Bà Phạm Thị Thinh - Phó giám đốc, Phó tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật - chia sẻ cuốn sách được viết bởi ngôn ngữ báo chí kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp văn học.

"Những trang viết được chắt lọc từ những tập nhật ký ghi chép thường ngày, được lưu giữ trong suốt nửa thế kỷ qua về những gì xảy ra với tác giả, những gì tác giả được tận mắt chứng kiến. Tất cả làm nên diện mạo của cuốn tự truyện Sống đến bình minh với những trang viết xúc động, ám ảnh, để lại nhiều suy ngẫm. Với ông viết báo và viết văn chưa khi nào hết thôi thúc", bà Phạm Thị Thinh nói.

Ra mắt tự truyện 'Sống đến bình minh' gần 3 tuần sau khi nhà văn Trần Mai Hạnh qua đời ảnh 4

Cuốn sách giúp độc giả nhìn nhận cuộc đời nhà văn Trần Mai Hạnh một cách cặn kẽ.

Nhưng, cuộc đời làm báo của tôi không chỉ có vinh quang mà còn không ít cay đắng, không chỉ có những phút giây thăng hoa khi được chứng kiến, tác nghiệp trong sự kiện lịch sử huy hoàng của dân tộc mà còn có cả tai nạn nghề nghiệp và hệ lụy kinh hoàng; không chỉ có chiến thắng - thành đạt mà còn có cả thất bại - mất mát... Những cung bậc ấy đã làm nên diện mạo cuốn tự truyện Sống đến bình minh…” - trích lời mở đầu “Sống đến Bình minh”, Trần Mai Hạnh.

Nhà thơ Hữu Thỉnh - nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - cũng chia sẻ nhiều kỷ niệm với nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh trong lễ ra mắt Sống đến bình minh.

"Anh giúp đỡ tôi rất nhiều về nghiệp vụ báo chí. Những năm anh Hạnh gặp khó khăn có rất nhiều thông tin nhiễu loạn. Cuốn sách giúp chúng ta nhìn nhận cuộc đời anh một cách cặn kẽ, qua đó cũng nhìn nhận được một thời kỳ lịch sử và một chân dung, một diện mạo, một nhân cách Trần Mai Hạnh", nhà thơ Hữu Thỉnh nói.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.