TPO - Làng nghề Phúc Am (huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những “lò” sản xuất vàng mã lớn bậc nhất cả nước, bắt đầu nhộn nhịp vào mùa Vu lan.
Tháng 7 âm lịch là một trong những thời điểm làng nghề Phúc Am tất bật không ngơi tay kịp những đơn đặt hàng riêng, hoặc sản xuất đại trà phục vụ nhu cầu cúng và đốt vàng mã của người dân.
Sau khi có văn bản khuyến nghị hạn chế đốt vàng mã, đồ mã ở làng Phúc Am bớt bày tràn lan trước cửa nhà
Nhiều gia đình ở làng Phúc Am nhận đồ về nhà làm thay vì đi làm thợ ăn công nhật như trước
Bộ mũ áo truyền thống trong nhiều dịp lễ tết của người Việt
Một số hộ sản xuất lớn vẫn thuê nhân công tới xưởng gia đình sản xuất trực tiếp
Anh Nguyễn Hải Báu, chủ một cơ sở sản xuất và là thợ cả cho hay mỗi ông ngựa hay bà chúa có giá bạc triệu nhưng mất ít nhất 7 ngày công nếu tính tất cả các khâu nên thành phẩm
Chi tiết hoa văn trên giấy gia đình anh Nguyễn Hải Báu đục thủ công
So với hoa văn thủ công (phải), hoa văn in sẵn kém tinh xảo hơn hẳn
Mã tinh xảo cần bàn tay thợ lành nghề
Có những ngày cao điểm trả hàng, những đàn mã này xếp chật cứng sân xưởng. Đây là số mã ít còn lại sau chuyến vừa xuất xưởng của gia đình anh Báu
Trẻ nhỏ quen với đồ mã từ tấm bé
Đồ mã cồng kềnh nhưng vận chuyện phải cẩn trọng, nhiều khi chỉ dăm “ông” ngựa với vài đồ mã đã kín chiếc xe tải nhỏ
Voi, ngựa cao chừng 2m xếp hàng chờ vận chuyển
Bà chúa có giá cả triệu bạc nhưng đòi hỏi nhiều ngày công và bàn tay thợ dựng có nghề
Một số hộ sản xuất tại làng nghề Phúc Am cho hay, nhu cầu đốt vàng mã vào dịp lễ, phục vụ giá hầu đồng vẫn khá lớn. Tuy nhiên một số nơi giảm do cuộc vận động hạn chế đốt đồ mã ở chùa