> Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại miền Trung
Những người chăm theo dõi thời sự một chút sẽ thừa hiểu, nhiều khả năng báo cáo (hay bài báo) ấy chả có thông tin gì mới. “Vẫn diễn biến phức tạp”, nói hẹp ở chuyện chống hàng lậu trong suốt một năm nói chung và dịp cao điểm Tết nguyên đán, vẫn vậy, đến hẹn lại lên, không có chuyển biến gì đáng kể”.
Tại hội nghị mới diễn ra với chủ đề tổng kết 10 năm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Hà Nội, có thể thấy sự dậm chân tại chỗ ấy ở những câu chữ trong các báo cáo, bản tin. Mà đâu chỉ riêng Hà Nội, có thể thấy “diễn biến phức tạp”là tình hình chung của mặt trận chống buôn lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên cả nước.
Trong khi đó, đã thành một quy luật, cứ gần đến dịp tết Nguyên đán, “bộ máy” vận chuyển và tiêu thụ hàng lậu lại rục rịch tăng công suất. Cứ lâu lâu lại thấy rộ lên một vụ phát hiện hàng lậu, nhưng dường như chỉ chứng tỏ một điều: Dân buôn lậu ngày càng liều lĩnh và trắng trợn.
Điểm qua một vài vụ đình đám trong những ngày gần đây: Ngay đầu tháng 10, một kho thực phẩm khô nhập lậu do Trung Quốc sản xuất gồm bột ngọt, rong biển khô với số lượng lên đến gần 21 tấn, trị giá gần 730 triệu đồng đã bị tạm giữ tại quận 6, TPHCM. Cũng tại quận 6, công an tạm giữ 500 thùng bánh kẹo xuất xứ Trung Quốc không có hóa đơn, chứng từ…
Trước đó, ngày 29-9, lực lượng chức năng thu giữ gần 200 thùng bia, sữa tươi, nước ngọt, rượu, nước tương, gia vị, dầu ăn. Đặc biệt, trên chiếc xe chở hàng lậu còn có 50kg thịt động vật đã giết mổ và bảy thùng chân gà đang phân hủy bốc mùi. Tất cả hàng hóa này đều có xuất xứ từ Trung Quốc và lậu 100%. Lái xe khai toàn bộ số hàng hóa này được thuê chở từ Bắc Ninh vào TPHCM tiêu thụ.
Cũng trong tháng 9, quản lý thị trường TPHCM phát hiện gần 15 tấn thịt bò được nhập khẩu từ Mỹ, đã bị tụ huyết, chuyển màu xanh đen, bốc mùi hôi thối nhưng điều quan trọng là vẫn có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng tại Hải Phòng.
Tuy chủ hàng khai nhận tạm nhập và tái xuất, nhưng một cán bộ quản lý thị trường nhận định: Đây là chiêu chẻ hàng ra tiêu thụ nội địa. Chỉ riêng vụ này cũng cho thấy sự lỏng lẻo trong các quy định về xuất nhập hàng hóa vì ngay cả quản lý thị trường cũng không đủ cơ sở để xử lý hành vi buôn bán đồ thực phẩm sống kém chất lượng, chưa kể một nửa lô hàng “đã bị tẩu tán, không biết đi về đâu”, theo lời cán bộ nói trên.
Sự chậm chạp, chồng chéo kinh niên của các thủ tục, quy định về phân cấp quản lý trên mặt trận chống buôn lậu tiếp tục là rào cản.
Trong bối cảnh ấy, số lượng các vụ bắt giữ hàng lậu có lẽ chỉ có tác dụng làm đẹp thêm bảng thành tích của các lực lượng chức năng trong các dịp tổng kết chứ không đủ để người dân tin tưởng vào sự an toàn của các mặt hàng đang được bày bán trên thị trường, nhất là những thứ liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sinh mạng mình.