Vấn đề Triều Tiên có thể ảnh hưởng đến chuyện biển Đông

Ông Kim Jong-un và ông Donald Trump tại cuộc gặp ở Singapore. (Ảnh: Getty Images)
Ông Kim Jong-un và ông Donald Trump tại cuộc gặp ở Singapore. (Ảnh: Getty Images)
TPO - Sẽ là một sự kiện ngoại giao cùng thắng đối với cả Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên nếu các bên có thể thúc đẩy và tiến tới một giải pháp hòa bình cho xung đột kéo dài cả thập kỷ vì tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Triều Tiên và cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây làm dấy lên đồn đoán rằng cuộc gặp thượng đỉnh lần hai của ông Kim với Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp diễn ra.

Sự kiện này theo sau một năm đầy ắp dấu mốc đáng nhớ, với việc ông Kim gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc không lâu trước cuộc gặp ông Trump tại Singapore vào tháng 6. Rõ ràng ông Trump, ông Kim và ông Tập đều hoan nghênh sự kiện ngoại giao này vì họ được lợi nhiều hơn hại.

Thách thức lớn nhất đối với nhà lãnh đạo Kim hiện nay là cứu nền kinh tế của đất nước khỏi bờ vực phá sản vì hàng loạt biện pháp cấm vận của Mỹ.

Một cuộc gặp với ông Trump để phá thế bế tắc trong đàm phán hạt nhân là chìa khóa để đạt được mục tiêu đó. Trong vài tháng qua, Bình Nhưỡng đòi hỏi Washington nới lỏng trừng phạt, và tuyên bố họ đã dỡ bỏ một số cơ sở hạt nhân.

Nhưng Nhà Trắng không chịu nhượng bộ, khăng khăng duy trì trừng phạt cho đến khi Bình Nhưỡng hoàn tất quá trình phi hạt nhân.

Chuyến thăm gần đây nhất của ông Kim đến Bắc Kinh là một nỗ lực để giành được ủng hộ từ Bắc Kinh về việc giảm các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp quốc để kinh tế Triều Tiên dễ thở hơn. Ông Kim dành nhiều phần trong bài phát biểu đầu năm nay để nhắc lại mong muốn chuyển trọng tâm từ vũ khí hạt nhân sang tái thiết nền kinh tế của đất nước.

Đối với ông Tập, chuyến thăm của ông Kim diễn ra vào thời điểm quan trọng của Mỹ và Trung Quốc, khi đại diện hai nước vừa có vòng đàm phán tại Bắc Kinh với hy vọng tháo ngòi chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ông Trump từ lâu đã tìm kiếm sự giúp đỡ của ông Tập trong vấn đề Triều Tiên, và chuyến thăm của ông Kim đến Bắc Kinh cho thấy vai trò quan trọng của Trung Quốc đối với bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh cũng rất quan tâm đến việc kết nối với Triều Tiên về thương mại, khi ông Trump đã ám chỉ sự đánh đổi đó.

Ông Tập có thể tận dụng quan hệ cá nhân với ông Kim để tự nhận mình là người giúp ông Trump một tay để có thể giành được một chiến thắng đối ngoại. Truyền thông nhà nước Trung Quốc dường như cố ý tô đậm điều này khi nhắc nhở thế giới rằng chuyến thăm của ông Kim diễn ra theo lời mời của ông Tập.

Ông Trump chắc chắn muốn đạt được một đột phá trong giai đoạn quan trọng này, khi ông đang đối mặt với hàng loạt khó khăn trong và ngoài nước, nhất là tình trạng chính phủ đóng cửa một phần vì chuyện xây tường biên giới, sự ra đi đột ngột của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và quyết định rút quân khỏi Syria gây tranh cãi.

Tiến triển trong việc phá thế bế tắc hạt nhân có thể trở thành cú hích lớn cho chiến dịch chạy đua cho nhiệm kỳ tổng thống thư hai của ông. Ông Trump đã tuyên bố chiến thắng về vấn đề Triều Tiên sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ nhất với ông Kim. Ông chắc chắn sẽ nhấn mạnh chuyện Triều Tiên trước các cử tri khi vận động cho nhiệm kỳ 2.

Ngoại giao thế giới năm 2019 sẽ phụ thuộc lớn vào 2 sự kiện: chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Hai sự kiện này đan xen nhau và ảnh hưởng lên quan hệ giữa các đối thủ kinh tế và chính trị lớn của thế giới.

Nếu Washington và Beijing có thể hợp tác tháo ngòi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên thì hai bên có thể bắt tay để giải quyết, hoặc ít nhất hạ giọng trong một số vấn đề khác như thương mại, Đài Loan và biển Đông.

Một giải pháp thành công cho vấn đề Triều Tiên có thể thúc đẩy vị thế của 3 nhà lãnh đạo với dư luận trong nước và trong cộng đồng quốc tế.

Đó sẽ là thành tựu ngoại giao lớn của ông Trump, có thể so sánh với nỗ lực hòa giải của Tổng thống Jimmy Carter cho Hiệp đình về Trại David giữa Egypt và Israel, một lý do giúp ông nhận được giải Nobel Hòa bình năm 2002. Đó là lý do các lãnh đạo kết bạn cả với kẻ thù.

(Bài viết của ông Cary Huang, nhà báo phụ trách chuyên mục về các vấn đề Trung Quốc của báo Hong Kong South China Morning Post).

MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.