Thông báo mới nhất của WHO đánh dấu lần thứ hai cơ quan Liên hợp quốc phê duyệt vắc-xin để sử dụng khẩn cấp sau khi cho phép vào tháng 12 đối với vaccine do hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ và công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức đồng sản xuất.
Tuy nhiên, vaccine của AstraZeneca-Oxford có giá thành thấp hơn vaccine của Pfizer-BioNTech và hơn nữa, loại vaccine này có thể được bảo quản ở nhiệt độ thông thường, nên sẽ phù hợp hơn với các quốc gia còn gặp nhiều hạn chế trong việc lưu trữ và bảo quản vaccine.
Phát biểu về lần phê chuẩn mới nhất của WHO, bàMariângela Simão, trợ lý tổng giám đốc WHO về tiếp cận thuốc và các sản phẩm y tế, cho biết: "Chúng ta phải duy trì sự khẩn trương để đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân cư ưu tiên ở khắp mọi nơi và để tạo điều kiện cho việc tiếp cận toàn cầu. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải - mở rộng quy mô năng lực sản xuất và các nhà phát triển gửi sớm vaccine để WHO kiểm định."
Hiện chưa có thông tin quốc gia nào sẽ nhận được lô hàng vaccine đầu tiên từ WHO.
Dữ liệu ban đầu từ một thử nghiệm quy mô nhỏ ở Nam Phi cho thấy loại vaccine của AstraZeneca có hiệu quả hạn chế với biến thể coronavirus tại Nam Phi. Do đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi khuyến cáo các quốc gia có sự hiện diện của biến thể liên quan tới biến thể tại Nam Phi nên có phương án loại thay thế nguồn vaccine tới từ Anh. Tuy nhiên, vaccine của AstraZeneca-Oxford vẫn được khuyến nghị sử dụng tại các khu vực chưa có sự xuất hiện của biến thể liên quan tới chủng tại Nam Phi