Tại Bến Tre, từ sáng sớm 4/5, gần trăm người dân đã có mặt tại trụ sở UBND xã An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) để chờ nhận những giọt nước nghĩa tình từ chương trình của T.Ư Đoàn. Một cụ già vừa bơm nước vào can, vui mừng nói: “Giữa nùa khô, nhiễm mặn, nước ngọt còn quý hơn vàng vì có tiền có thể đi mua nhiều thứ, kể cả vàng nhưng còn nước muốn mua cũng không dễ; bởi dưới sông mặn, nước máy cũng mặn chắt, không dùng ăn uống, tắm giặt gì được”. Ảnh: Hòa Hội |
Chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy công an tỉnh Bến Tre bơm nước vào bồn được T.Ư đoàn tặng người dân vùng hạn mặn. Ảnh: Hòa Hội |
Người dân chờ lấy nước từ chương trình. |
Chị Đỗ Thị Phượng ở ấp 7, xã An Hiệp đến chở nước về nhà sinh hoạt. Nhà chị có 7 người, gồm vợ chồng và 5 đứa con. Chị cho biết, ngày xài tiện tặn cũng hết 1 thùng nước 21 lít để uống, chưa kể nước sinh hoạt, tắm giặt. Chị ở nhà nuôi bò, làm ruộng, còn chồng đi phụ hồ. Chị kể, năm rồi còn trữ nước ngọt để uống đến mùa mưa xuống nhưng năm nay 3 lu đã hết hơn tháng nay, trong khi dưới kênh khô queo, còn nước máy thì mặn không thể dùng được. "Khổ nhất là hằng ngày phải đi chở từng can nước về sinh hoạt, cái gì có thể tiện tặn hay tiết kiệm được chứ nhu cầu nước để nấu ăn, tắm rửa thì không thể không dùng”, chị Phượng than thở. Ảnh: Hòa Hội |
Người dân bê bình nước ngọt về nhà. Ảnh: Hòa Hội |
Ông Nguyễn Văn Út - Bí thư Đảng ủy xã An Hiệp cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, xã An Hiệp chịu ảnh hưởng hạn hán, nước mặn xâm nhập sâu, làm ảnh hưởng đến đời sống của bà con nhân dân, đặc biệt thiếu nước sinh hoạt và chăn nuôi. |
Người dân mang can đến lấy nước từ chương trình. Ảnh: Hòa Hội |
Người dân đẩy xe chở nước về nhà. Ảnh: Hòa Hội |
Anh Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn cho biết, từ đầu năm đến nay, tại Đồng bằng sông Cửu Long đã liên tiếp xảy ra các đợt xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài. Chính quyền nhiều địa phương đã có những giải pháp để đảm bảo nước sạch cho bà con nhân dân. Tuy nhiên, việc thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt của người dân vẫn xảy ra cục bộ tại một địa bàn, nhất là tại các khu dân cư trên các cù lao, đặc biệt trong bối cảnh nguồn dự trữ nước ngọt đã suy giảm sau những đợt nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài. Ảnh: Hòa Hội |
Theo Bí thư T.Ư Đoàn, thông qua chương trình, Ban Bí thư T.Ư Đoàn mong muốn được đóng góp, chia sẻ một phần khó khăn đối với người dân, các em thiếu nhi, qua đó góp phần giúp người dân địa phương vượt qua đợt hạn, mặn năm nay. Ảnh: Hòa Hội |
Chị Lâm Như Quỳnh - Bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre cho biết, Bến Tre cũng như nhiều tỉnh miền Tây đang chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn sâu, kéo dài. Tỉnh đã chủ động có giải pháp ứng phó nên tình trạng khó khăn đã không như đợt mặn nhiều năm trước, tuy nhiên vẫn còn tình trạng bà con thiếu nước ngọt cục bộ ở nhiều địa phương. Vì vậy từ đầu tháng 4 tới nay Đoàn các cấp trong tỉnh đã thành lập các đội thanh niên xung kích giúp vận chuyển nước ngọt cho bà con khó khăn, người già, neo đơn và vận động bồn chứa, nước ngọt sinh hoạt, nước uống cho người dân vùng mặn. Ảnh: Hòa Hội |
Tại Trà Vinh, Trung ương Đoàn trao hỗ trợ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm 1 tỷ đồng cho Tỉnh đoàn Trà Vinh. Đồng thời, trao 20 suất học bổng, 400 phần quà cho học sinh trị giá 125 triệu đồng; hỗ trợ 10 bồn nước, mỗi bồn 1.000 lít trị giá 50 triệu đồng tại xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú (Trà Vinh). Ảnh: Hòa Hội |
Anh Ngô Văn Cương - Bí thư Trung ương Đoàn bắt tay lãnh đạo Tỉnh Đoàn Trà Vinh. Ảnh: Hòa Hội |
Đoàn công tác Trung ương Đoàn tặng quà cho học sinh tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Hòa Hội |
Tại Sóc Trăng, Trung ương Đoàn tặng 20 bồn nước và 200 bình nước sạch, cùng mô hình hỗ trợ giảm nghèo nuôi bò trị giá 1 tỷ đồng cho người dân tại xã Long Phú (huyện Long Phú, Sóc Trăng). Ảnh: Hòa Hội |
Đoàn công tác Trung ương Đoàn trao tặng bồn chứa nước cho bà con tại xã Long Phú (Long Phú, Sóc Trăng). Ảnh: Hòa Hội |