Tròn mắt với chòi cách ly tự chế có một không hai ở Tây Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
Một người dâ xã Ea Đăh (huyện Krông Năng), tự cách ly trong chòi rẫy
Một người dâ xã Ea Đăh (huyện Krông Năng), tự cách ly trong chòi rẫy
TPO - Nhiều người hồi hương tránh dịch thực hiện hành trình cách ly 14 ngày ở địa phương trong những căn chòi độc lạ.

Anh Lý Văn Bộ, Bí thư chi đoàn thôn Bình Hoà (xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) cho biết: Thôn hiện có 43 trường hợp cách ly tại nhà, trong đó phần lớn là cách ly... ngoài rẫy. Người dân chấp hành rất tốt quy định phòng chống dịch.

Theo ông Bộ, trước khi có người thân đi làm công nhân ở các tỉnh, thành phía nam (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương…) hồi hương, gia đình họ đã dựng sẵn chòi tạm ngoài rẫy. Người dân về quê là ra thẳng rẫy cách ly. Tới giờ ăn, họ sẽ được tiếp tế lương thực, thực phẩm.

Tròn mắt với chòi cách ly tự chế có một không hai ở Tây Nguyên ảnh 1

Chiếc chòi được người thân chuẩn bị cho thành viên trong gia đình đi từ vùng dịch về tự cách ly

Đơn cử như gia đình anh Hoàng Văn Thành và chị Đàm Thị Duyên (dân tộc Tày), từ Bình Dương về địa phương từ ngày 26/7. Trước khi về, người thân của chị dựng chòi bằng áo mưa, bao bạt tại rẫy cà phê để tự giác cách ly, với đầy đủ đồ sinh hoạt phục vụ ăn uống, giặt giũ riêng biệt.

Tròn mắt với chòi cách ly tự chế có một không hai ở Tây Nguyên ảnh 2

Trong chòi cách ly chỉ có một vài món đồ đơn giản

Trong khu chòi cách ly, chị Duyên cho hay, chị đang mang bầu tháng thứ 6 nhưng vẫn cố gắng ngồi xe máy hơn 12 giờ đồng hồ cùng chồng chạy xe máy về quê.

“Do nhà còn bố mẹ và đứa con đầu của mình nên vợ chồng quyết định ra ở rẫy. Do không có chòi sẵn nên gia đình dùng bạt che tạm. Dù chòi khá chật và oi bức, mình lại bầu bí nên hơi bất tiện, nhưng về được quê là may mắn rồi”, chị Duyên chia sẻ.

Tròn mắt với chòi cách ly tự chế có một không hai ở Tây Nguyên ảnh 3

Căn chòi cách ly của vợ chồng chị Duyên (thôn Bình Hòa, xã Ea M'nang)

Tròn mắt với chòi cách ly tự chế có một không hai ở Tây Nguyên ảnh 4

Không gian cách ly trên căn chòi làm trên xe công nông

Cũng được gia đình “tặng” chòi cách ly ngoài rẫy, song chòi của chị Ma Thị Hoàn (thôn Xuân Lạng 2, xã Ea Đăh, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) đặc biệt hơn khi làm trên xe công nông.

Chị Hoàn tâm sự, khá bất ngờ khi đứng trước căn chòi làm trên xe công nông tựa vào gốc cây gần ao nuôi cá. Vì làm trên khung xe nên căn chòi chỉ đủ đặt chiếc nệm để ngủ. Đến giờ ăn uống, người thân mang đồ ra tiếp tế.

“Khi tôi cách ly ngoài rẫy đến ngày thứ 6 thì trong người có biểu hiện nóng, rát họng… Tôi lo quá, cả đêm không ngủ được, sáng sớm nhờ cán bộ y tế đến khám. Rất may tôi không mắc COVID-19 mà do ở ngoài ngấm sương gió, cơ thể bị cảm lạnh. Phần vì tôi lo sợ bệnh dịch quá nên nhầm tưởng”, chị Hoàn kể và cho biết thêm, hằng ngày vẫn làm rẫy, cho cá ăn để khuây khỏa đầu óc.

Tròn mắt với chòi cách ly tự chế có một không hai ở Tây Nguyên ảnh 5

Chị Hoàn (thôn Xuân Lạng 2, xã Ea Đăh, huyện Krông Năng), lưu ảnh kỉ niệm bên căn chòi cách ly

Tròn mắt với chòi cách ly tự chế có một không hai ở Tây Nguyên ảnh 6

Chị Hoàn đốt lửa để xua muỗi, giữ ấm cơ thể

Trước đó, đôi bạn trẻ Nguyễn Đắc Chiến và Đậu Xuân Hoàng (thôn 14, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) nhận được nhiều sự động viên, khen ngợi về ý thức tự cách ly phòng chống dịch COVID-19. Đôi bạn thân này là một trong những trường hợp tiên phong vào rẫy cách ly. Anh Chiến và Hoàng đều ở TP.HCM về.

Tròn mắt với chòi cách ly tự chế có một không hai ở Tây Nguyên ảnh 7

Anh Chiến tự cách ly tại chòi rẫy

Vốn quen cuộc sống đô thành đủ đầy, nhưng khi về quê, hai anh quyết định vào rẫy cách ly. “Ba mẹ đã lớn tuổi, lại có bệnh nền, để an toàn, mình vào rẫy ở. Ba mẹ cũng dự trữ đủ đồ ăn, nước uống, chúng mình chạy thẳng vào rẫy. Hai đứa bắt tay dọn dẹp, dùng tỏi, củ sả bỏ quanh nhà để xua côn trùng, đặc biệt là rắn rết”, anh Chiến chia sẻ.

Dù hoàn thành thời gian cách ly, anh Chiến vẫn tuân thủ quy định phòng chống dịch, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.

MỚI - NÓNG