Tranh giành đất lâm nghiệp: Những quả 'bom' nổ chậm

Ngôi làng "mọc" giữa rừng phòng hộ TK 181
Ngôi làng "mọc" giữa rừng phòng hộ TK 181
TP - Tây Nguyên đã ghi nhận nhiều vụ án mạng xảy ra liên quan đến việc tranh giành đất lâm nghiệp giữa dân di cư tự do (DCTD) với doanh nghiệp... Thế nhưng, những cuộc chiến tương tự trên vẫn diễn ra hằng ngày, thậm chí hàng giờ và được ví như quả bom nổ chậm.

Trở về nhà sau khi nai lưng vác hàng chục bình thuốc xịt sâu bọ, chị Hoàng Thị Hòa (30 tuổi, làng Mông, xã Ea Kiết) cho biết, quê Hà Giang vào Đắk Lắk đã hơn 10 năm. Phần đất chị dựng nhà sinh sống và canh tác thuộc Tiểu khu 547 do Lâm trường Buôn Ja Bầm. Biết phận sống tạm trên đất lâm trường, chị Hòa chỉ dựng căn nhà nhỏ đủ để vợ chồng và 2 con có chỗ che nắng trú mưa; Rẫy cũng chỉ đậu, bắp... chứ không được trồng cây lâu năm.

Hỏi chuyện sống “lậu”, chị Hòa nơm nớp kể: Sợ chứ. Nhất là thời mới vào, cán bộ vào nhà chị vận động suốt. Vợ chồng chỉ lặng im cho qua chuyện. Cứ ở yên đấy, cán bộ dỡ chòi thì mình dựng lại. Riết rồi cán bộ cũng bó tay luôn.

Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Lâm trường Buôn Ja Bầm (xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) thông tin, đơn vị được giao quản lý 8.800 ha rừng và đất rừng nhưng hiện có tới 2.300 ha đã bị người dân lấn chiếm, sử dụng. Cán bộ lâm trường nhiều lần thu lại nhưng bị người dân phản kháng rất quyết liệt. Khó nhất là đồng bào DCTD đã vào sinh sống lâu trong rừng sâu. Chính quyền nhiều lần vận động, làm khu tái định cư ngoài trung tâm nhưng rất ít hộ chịu dời đi.

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".