Tranh cãi nảy lửa: Amiăng trắng có gây ung thư?

Nhiều vùng khó khăn vẫn sử dụng tấm lợp có chứa amiăng trắng. Ảnh: Như Ý.
Nhiều vùng khó khăn vẫn sử dụng tấm lợp có chứa amiăng trắng. Ảnh: Như Ý.
TP - Ngày 28/7, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Ủy ban các vấn đề xã hội tổ chức hội thảo về sử dụng amiăng trắng tại Việt Nam và thế giới”. Cuộc hội thảo nóng lên với nhiều ý kiến trái chiều. 

Dẹp hay không dẹp?

Khai mạc Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, với những tính năng ưu việt vượt trội như độ bền cơ học, tính đàn hồi cao, chịu ma sát tốt, chống cháy…, amiăng trắng được coi như loại nguyên liệu đầu vào hữu ích cho hơn 3.000 sản phẩm.

Tuy nhiên, tại một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang tồn tại quan điểm trái chiều. Các doanh nghiệp có sử dụng sợi amiăng trắng trong sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt doanh nghiệp sản xuất tấm lợp fibro xi măng có truyền thống tới hàng chục năm nay đang hoạt động trong lo lắng, cầm chừng.

Trong khi đó, người dân nghèo lại không đủ tiền mua vật liệu khác và có ý kiến cho rằng, đây là cơ hội để “dẹp” sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho nhập lậu tấm lợp fibro xi măng. Ông Dũng cũng đề nghị hội thảo tập trung đánh giá khoa học, toàn diện những tác động của amiăng trắng đối với sức khỏe con người và môi trường.

Nguyên Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cung cấp, Úc là một quốc gia đang phải trả giá vô cùng lớn cho một thời sử dụng amiăng nên đến nay đã cấm cửa loại vật liệu này. Bà An kêu gọi, hãy đến Nhật, Úc để nghiên cứu chứ không nên đến những nước vẫn đang xuất khẩu, bán amiăng trắng như Nga, Kazakhstan.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ & Môi trường Lê Hồng Tịnh nêu vấn đề: Tại sao các nước có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam rất nhiều như Mỹ, Nga, Ấn Độ vẫn sử dụng amiăng trắng. Có phải các nước không quan tâm đến con người, không lo lắng cho khả năng tiêu cực cho sức khỏe người dân của họ bằng Việt Nam? Các nước lớn, đông dân nhất thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc và cả 10 nước trong ASEAN đều không cấm sử dụng amiăng trắng. Theo ông Tịnh, đây cũng là một vấn đề để nghiên cứu, đối chiếu.

Ông Tịnh cho biết, qua nghiên cứu sâu tại các nước đã cấm sử dụng amiăng trắng như Nhật Bản; đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường nhận thấy, trong chiến tranh, Nhật phải sử dụng rất nhiều các loại amiăng (cả trắng, nâu, xanh) để sản xuất vũ khí, khí tài chiến đấu.

Theo đó, đã có nhiều trường hợp người Nhật sau này bị ung thư do tiếp xúc với loại vật liệu này, nhưng cũng chủ yếu được xác định do nhóm sợi amiăng nâu và xanh. Còn hiện tại, nhiều loại sản phẩm có chứa amiăng trắng của Nhật vẫn đang được nhập khẩu, sử dụng ở Việt Nam rất nhiều, tiêu biểu như má phanh ô tô, phanh thang máy, quần áo chống cháy, cách điện…

Việc sản xuất các sản phẩm tấm lợp với loại vật liệu khác thay thế amiăng trắng, ông Tịnh cho biết, ủy ban cũng đã từng đi khảo sát, đánh giá tại nhiều nhà máy như ở Hải Dương, Hưng Yên. Thế nhưng thực tế tại nhà máy cho thấy, sản xuất tấm lợp không amiăng giá thành cao, chưa ưu việt như tấm lợp fibro ximăng thông thường (hầu hết các nhà máy này cũng phải đóng cửa dây chuyền mới và trở lại làm tấm lợp sử dụng sợi amiăng như cũ).

Phó Chủ nhiệm Lê Hồng Tịnh cũng đề cập tới việc thời gian qua, các chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo của Chính phủ như chương trình 135, 167… có một nội dung hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, bà con vùng sâu vùng xa. Hầu hết loại vật liệu được chọn dùng là tấm lợp amiăng trắng. Nếu giờ buộc phải dừng sử dụng loại vật liệu này, nhà nước phải bỏ tiền thay thế hàng tỷ m2 mái nhà đã làm cho người dân như thế nào?

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi chỉ rõ, việc sử dụng và sản xuất amiăng trắng cần thận trọng và nhìn nhận khách quan, không nóng vội, cân nhắc kỹ mặt lợi, hại của vấn đề và cần đánh giá đầy đủ tác động xã hội.

Hãy đến Nhật, Úc để nghiên cứu đi…

Nguyên Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cung cấp, Úc là một quốc gia đang phải trả giá vô cùng lớn cho một thời sử dụng amiăng nên đến nay đã cấm cửa loại vật liệu này. Bà An kêu gọi, hãy đến Nhật, Úc để nghiên cứu chứ không nên đến những nước vẫn đang xuất khẩu, bán amiăng trắng như Nga, Kazakhstan.

Còn ông Ngọ Duy Hiểu (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) khẳng định, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và nghiên cứu quốc tế cho thấy, rõ ràng, amiăng là chất gây ung thư cho phổi, thanh quản, buồng trứng…

Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới hiện có khoảng 125 triệu người trên thế giới bị phơi nhiễm bởi amiăng tại nơi làm việc và khoảng 107.000 người bị chết hàng năm.

Với quan điểm “không để người dân bị ốm đau, bệnh tật vì chính môi trường lao động của họ”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị cấm sử dụng amiăng từ năm 2020 và có lộ trình phù hợp trong đó tính đến việc đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp chuyển đổi, quyền lợi người lao động và nhân dân bằng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Theo ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vật liệu (Bộ Xây dựng), 40 doanh nghiệp sản xuất tấm lợp, 90% đạt được yêu cầu về môi trường. Tại sao Việt Nam đã có nghiên cứu rồi mà sao không tiếp tục đưa ra số liệu chứng minh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người hay không. Bộ xây dựng đề xuất cần nghiên cứu đầy đủ, khi xây dựng lộ trình phải có đánh giá tác động; nhà đầu tư, người lao động phải được xử lý thế nào cần có đề án.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.