Ngân hàng Nhà nước sẽ cung cấp đủ vàng đáp ứng nhu cầu của người dân Ảnh: Như Ý

Hạ nhiệt thị trường vàng: Bốn ngân hàng quốc doanh trực tiếp bán cho dân

TP - Thay vì đấu thầu như trước, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán vàng miếng với giá chỉ định cho Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank để từ đó họ sẽ bán lại cho người dân có nhu cầu. Theo các chuyên gia, muốn bình ổn giá, giá bán ra phải thấp hơn giá vàng trên thị trường. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là giải pháp trước mắt, còn lâu dài, căn cốt là vẫn phải sửa Nghị định 24 liên quan đến độc quyền vàng miếng SJC.
Nhiều doanh nghiệp lo tỷ giá căng thẳng trở lại. Ảnh: Như Ý

Nỗi lo tỷ giá tăng

TP - Tỷ giá sau đợt tăng mạnh đã hạ nhiệt khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp bằng nhiều biện pháp, tuy nhiên, những ngày gần đây, tỷ giá đang tăng trở lại. Các chuyên gia đánh giá, tỷ giá còn chịu nhiều áp lực từ nay đến cuối năm và có nguy cơ ảnh hưởng đến lạm phát.
Ngày 13/5, một cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chỉ mua bán vàng đến 10h30 Ảnh: Ngọc Mai

Đề xuất mở rộng nhập khẩu vàng

TP - Theo các chuyên gia, việc quản lý thị trường vàng đang thiếu chuyên nghiệp và lộn xộn khi để nguồn cung trên thị trường khan hiếm; Việt Nam cần nhập khẩu vàng ngay để hạ nhiệt giá.
Choáng với giá vàng miếng SJC liên tục tăng. Ảnh: Như Ý

Giá vàng miếng SJC 'lên đồng': Ai đang quyết định giá?

TP - Giá vàng miếng SJC tiến sát mốc 88 triệu đồng/lượng, mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, bản thân Ngân hàng Nhà nước chưa muốn hạ nhiệt giá vàng vì thị trường vàng mang tính chất đầu cơ và cung nhiều qua đấu thầu sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá.
Giá vàng miếng SJC lại lập kỷ lục mới. Ảnh: Như Ý

Bốn lần gọi thầu vàng, 3 lần hủy: Mục tiêu 'hạ nhiệt' thị trường thất bại?

TP - Ngân hàng Nhà nước 4 lần gọi thầu nhưng đến 3 lần huỷ (đấu thầu vàng) và 1 lần đấu “ế”. Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu "hạ nhiệt" thị trường vàng hoàn toàn thất bại khi giá vàng miếng SJC ngày càng cao. Nếu không thay đổi cách thức đấu thầu vàng và sửa Nghị định 24 khó kéo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới.
Không thể hạ nhiệt giá vàng SJC sau 1 phiên đấu giáẢnh: Như Ý

Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên: Vì sao 'ế' 13.400 lượng?

TP - Chỉ 2 đơn vị trúng thầu với khối lượng 3.400 lượng trong phiên đấu thầu vàng sáng 23/4. Thông tin khiến dư luận ngỡ ngàng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá vàng tăng giảm bất thường đã khiến nhiều đơn vị không dám bỏ thầu trong khi giá cọc cao. Điều này khiến mục tiêu hạ nhiệt giá vàng bằng đấu thầu khó thành công.
Người dân vẫn xếp hàng mua vàng Ảnh: Ngọc Mai

Giá vàng liên tục 'phá đỉnh': Bao giờ Ngân hàng Nhà nước can thiệp?

TP - Chỉ trong ngày 9/4, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC đều tăng vọt gần 3 triệu đồng/lượng lên mức hơn 77 triệu đồng/lượng vàng nhẫn và gần 85 triệu đồng/lượng vàng miếng. Với mức giá liên tục lập đỉnh và điều chỉnh theo giờ, vàng khiến người dân không kịp trở tay. Đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nhà nước chưa có động thái can thiệp nào để hạ nhiệt thị trường vàng.
Tỷ giá tăng cao nhất từ trước đến nay. Ảnh: Như Ý

Giá USD đột ngột tăng mạnh, có cần can thiệp?

TP - Ngày 3/4, tỷ giá mà nhiều ngân hàng thương mại đưa ra tiếp tục tăng mạnh. Có nơi giá USD niêm yết vượt mức giá bán USD tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (25.171 đồng) và chạm mức giá trần được phép giao dịch (25.221 đồng).
Thực trạng độc quyền vàng miếng SJC khiến giá vàng neo ở mức cao Ảnh: Như Ý

Nên trả việc kinh doanh vàng cho thị trường

TP - Hiện Ngân hàng Nhà nước đang độc quyền sản xuất vàng miếng SJC cũng như nhập khẩu vàng. Theo các chuyên gia, nếu trả việc kinh doanh vàng cho thị trường, giá vàng miếng sẽ ngay lập tức hạ nhiệt và giảm chênh lệch giá vàng giữa các thương hiệu; giảm giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới.
Vàng “cục” 15 lượng có giá 1 tỷ đồng

Có nên liên tục lao vào 'cơn sốt' vàng?

TP - Giá vàng miếng SJC vẫn trong “cơn” tăng lập đỉnh 81 triệu đồng/lượng; giá vàng nhẫn mỗi ngày thiết lập một đỉnh cao mới. Theo các chuyên gia, giá vàng diễn biến khó lường và nhà đầu tư nên bình tĩnh không nên lao vào “cơn sốt” vàng bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giá chung cư lại tiếp tục tăng cao thêm hàng chục triệu đồng/mét vuông Ảnh: Như Ý

Thị trường căn hộ chung cư: Vào chu kỳ tăng giá mới (?!)

TP - Giá chung cư liên tục tăng suốt từ năm 2023 đến nay và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đặc biệt hàng hiếm, quý. Thậm chí, bất chấp những ý kiến phân tích, sau Tết, giá chung cư tiếp tục bất ngờ lập mặt bằng giá mới. Theo các chuyên gia, việc khan hiếm nguồn cung sẽ khiến đà tăng mặt hàng này chưa dừng lại.
Vàng miếng SJC ngày 29/2 lên 80 triệu đồng/lượng rồi quay đầu giảm

Có trục lợi vì khan vàng?

TP - Từ đầu năm đến nay, vàng miếng SJC vẫn neo giá cao ”một mình một chợ” bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước sắp sửa Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng liên quan “độc quyền” vàng miếng.
Người dân vẫn được vay mua nhà hình thành trong tương lai theo quy định hiện hành. Ảnh: Như Ý

Vẫn cho vay mua nhà hình thành trong tương lai

TP - Liên quan đến Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang khiến dư luận xôn xao bởi được cho rằng, đang “trói” người mua nhà khi không cho phép vay mua nhà hình thành trong tương lai, đại diện NHNN khẳng định, thông tư này không cản trở sự phát triển thị trường bất động sản; các ngân hàng vẫn cho vay mua nhà hình thành trong tương lai.
Thị trường bất động sản chờ 2-3 năm mới có khả năng phục hồi. Ảnh: Như Ý

Thị trường bất động sản cần bao lâu để phục hồi?

TP - Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đã trải qua thời gian khó khăn nhất. Tuy nhiên, khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản bắt đầu có hiệu lực từ năm 2025, sẽ cần thời gian để ngấm chính sách và phải đến năm 2026 thị trường mới có khả năng phục hồi.
Ngân hàng đang trong giai đoạn đỏ mắt tìm doanh nghiệp tốt để cho vay vốn. Ảnh: Như Ý

Khó giải bài toán doanh nghiệp hấp thụ vốn kém

TP - Nhiều chuyên gia cho rằng, lãi suất huy động tiết kiệm (VND) giảm mạnh là cơ sở để lãi suất cho vay giảm nhưng cần thời gian, vì các ngân hàng cũng cần quay vòng vốn do đã trót huy động một số lượng lớn theo thời gian dài ở mức cao (cuối năm 2022). Tuy nhiên, các chuyên gia cũng thừa nhận: Hạ lãi suất không quan trọng bằng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp đến đâu.
Nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng giảm vì doanh nghiệp khó khăn Ảnh: Như Ý

Ngân hàng lo khó tăng tín dụng

TP - Dù từ đầu tháng 5 đến nay, các ngân hàng thương mại liên tục đua nhau giảm lãi suất huy động. Từ đó, lãi suất cho vay giảm nhưng nhiều ngân hàng lo lắng, dù lãi suất cho vay giảm nhưng kinh tế khó khăn nên khó tăng trưởng tín dụng.