Đề xuất cấm amiăng trắng có dựa trên các nghiên cứu khoa học?

Đề xuất cấm amiăng trắng có dựa trên các nghiên cứu khoa học?
Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và trên thế giới chứng minh amiăng trắng không gây ra các ca bệnh ung thư phổi và ung thư trung biểu mô nếu được sử dụng có kiểm soát. Việc ban hành lệnh cấm amiăng trắng tại Việt Nam không dựa trên các bằng chứng khoa học có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia trong Liên minh Kinh tế Á – Âu.

Amiăng là gì?

Amiăng là tên gọi chung của loại sợi khoáng silicate, được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ có nghĩa là “không thể bị phá huỷ”. Trên thực tế sợi amiăng được chia thành hai nhóm chính là nhóm sợi amiăng nâu, xanh và nhóm sợi amiăng trắng. Mặc dù có cùng chung tên thương mại là amiăng, nhưng hai nhóm sợi khoáng này hoàn toàn khác nhau về thành phần hoá học, màu sắc, tính chất cơ lý, ứng dụng và mức độ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Trong khi amiăng trắng có hình trụ, gồm các tiểu sợi mảnh bó với nhau thành sợi và dễ bị phân huỷ trong môi trường axit (von Kobell, 1834; Pundsack, 1955) có trong đại thực bào thì amiăng nâu và xanh là sợi đặc (theo Skinner và cộng sự, 1988). Mặt ngoài của loại amiăng nâu và xanh có cấu trúc tinh thể giống như thạch anh và có sự bền hoá học của thạch anh. Amiăng nâu, xanh gần như không tan trong môi trường axit nào của cơ thể (Speil và Leineweber, 1969). Do có khả năng thâm nhập vào cơ thể và gây ra các tổn thương nghiêm trọng về phổi sau 10 – 20 năm ủ bệnh nên nhóm sợi amiăng amiăng nâu và xanh đã bị cấm sử dụng dưới mọi hình thức ở nhiều quốc gia trên thế giới kể từ những năm 1980. Trong khi đó, nhóm sợi amiăng trắng vẫn đang được sử dụng một cách an toàn và có kiểm soát tại 147 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Mexico, Brazil, Ukraine, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam...

Sử dụng amiăng trắng an toàn và có kiểm soát

Để đáp ứng các yêu cầu về an toàn cho sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường, ngày nay, chỉ có các sản phẩm chứa amiăng trắng ở hàm lượng cao mới được phép sản xuất và đưa vào sử dụng. Ưu điểm nổi bật của những loại sản phẩm này là các sợi amiăng trắng được gắn kết chặt chẽ trong kết cấu của ximăng hoặc nhựa, nhằm ngăn chặn sự phát tán của sợi.

Đề xuất cấm amiăng trắng có dựa trên các nghiên cứu khoa học? ảnh 1

Hơn 90% lượng amiăng trắng trên thế giới hiện nay được sử dụng trong việc sản xuất các vật liệu xây dựng chứa hỗn hợp amiăng – xi măng. Đặc biệt là ở Nga và Brazil, hơn 60% dân số nước này vẫn đang sử dụng các bể chứa nước hoặc đường ống dẫn nước được làm từ amiăng xi măng hàng trăm năm qua. Tại Ấn Độ, và Thái Lan, tấm lợp fibro xi măng vẫn là sản phẩm được Chính phủ cho phép sản xuất và người dân vẫn lựa chọn tấm lợp vì giá thành rẻ, độ bền cao và các sản phẩm linh hoạt, đa dạng.

Ngoài ra, để đảm bảo việc sử dụng amiăng trắng một cách an toàn nhằm hạn chế phát tán bụi sợi vào không khí, Chính phủ các nước yêu cầu các nhà máy khai thác và sử dụng sợi amiăng trắng phải không ngừng đầu tư vào nâng cao dây chuyền công nghệ, hiện đại hoá mọi khâu, các quy định về giám sát y tế, giám sát môi trường, đào tạo về an toàn vệ sinh lao động luôn được thực hiện nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động và bảo vệ môi trường.

Đề xuất lệnh cấm amiăng trắng không có cơ sở khoa học

Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học quốc tế và nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam trong nhiều năm qua đều khẳng định không tìm thấy trường hợp nào bị bệnh ung thư trung biểu mô hay ung thư phổi do liên quan đến amiăng trắng.

Theo TS. BS Lê Thị Hằng – Giám đốc Bệnh viện Xây dựng – Bộ Xây dựng, đơn vị đã có những theo dõi, giám sát tình hình sức khỏe người lao động trong sản xuất tấm lợp fibro xi măng và bệnh ung thư nghề nghiệp do phơi nhiễm với amiăng trắng. Kết quả nghiên cứu năm 2002 – 2003 của đề tài khoa học cấp nhà nước cho thấy mức độ nguy hiểm gây bệnh nghề nghiệp trong ngành sản xuất tấm lợp xi măng amiăng ở Việt Nam rất thấp.

Chỉ có 4 trường hợp được ghi nhận bị nhiễm bụi phổi amiăng ở thể nhẹ (chiếm 0,39%) trong 1.032 phim chụp từ số công nhân trực tiếp tiếp xúc với amiăng chrysotile từ 2 năm đến 28 năm. Đây là tỷ lệ thấp hơn nhiều so với một số ngành công nghiệp khác như bệnh bụi phổi silic ở công nhân khai thác than là 11,62%, công nhân luyện kim đen là 9,7%, công nhân sản xuất xi măng là 11,87%.

Chương trình Khám bệnh nghề nghiệp và đo môi trường lao động cho công nhân ngành sản xuất tấm lợp xi măng amiăng trắng được Bệnh viện Xây dựng triển khai một cách khoa học, bài bản, định kỳ trong 8 năm qua (2008-2016) và khám cho tổng số 3.590 công nhân các nhà máy tấm lợp fibro xi măng (những người lao động trực tiếp tiếp xúc với amiăng trắng trong sản xuất). Kết quả hội chẩn 8 năm liên tiếp được công bố bởi Hội đồng đọc phim uy tín cho thấy: Không phát hiện tổn thương điển hình của bệnh bụi phổi liên quan đến amiăng trắng.

Trong 2 năm 2010 – 2011, Cục quản lý Môi trường Y tế – Bộ Y tế đã tiến hành triển khai đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiăng ở những người tiếp xúc”. Đây là một hoạt động thuộc Dự án “Bảo vệ sức khỏe người lao động giai đoạn 2009-2011” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tài trợ thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được Chính phủ phê duyệt. Kết quả phỏng vấn tìm tiền sử nghề nghiệp liên quan đến amiăng ở 447 trường hợp vào nhập viện tại 06 bệnh viện tham gia nghiên cứu cho thấy, có 46 trường hợp được chẩn đoán ung thư trung biểu mô màng phổi (Mesothelioma màng phổi).

Sau sàng lọc, chỉ có 39 mẫu bệnh phẩm đối tượng được chẩn đoán bị ung thư trung biểu mô và được gửi sang Bệnh viện Hiroshima, Nhật Bản để làm các xét nghiệm. Cuối cùng, các chuyên gia Nhật Bản đã xác định chỉ có 08 trường hợp là thực sự bị ung thư trung biểu mô trong đó không trường hợp nào có tiền sử rõ ràng tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng.

Quan ngại của Nga và Kazakhstan về việc ban hành lệnh cấm không có chứng cứ khoa học có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia trong Liên minh Kinh tế Á – Âu.

Công thư số T704-438 ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Trưởng Cơ quan đại diện thương mại Nga tại Việt Nam chuyển Công hàm của Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga S.S Voskresenky bày tỏ quan ngại việc Chính phủ Việt Nam xem xét, cấm nhập khẩu và sử dụng amiăng trắng tại Việt Nam vào năm 2020 mà không có cơ sở khoa học.

Vấn đề này một lần nữa lại được nêu ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tại tọa đàm kinh tế Việt Nam – Nga với sự tham gia của gần 500 doanh nghiệp hai nước nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu đã có hiệu lực vào đầu năm 2015 giữa các quốc gia Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan – thuộc Liên Xô cũ.

Tại phiên họp này, Bộ trưởng Bộ thương mại Ủy ban kinh tế Á-Âu Veronica Nikishina đã nghiêm túc bày tỏ sự không đồng tình về việc Việt Nam áp đặt lệnh cấm sử dụng amiăng trắng trong khi không có bất cứ bằng chứng nào về việc loại sợi này gây ra gánh nặng bệnh tật cho người dân Việt Nam dù chúng đã được sử dụng trong 60 năm qua. Theo đó, nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch và gây dựng tính bền vững cho thị trường kinh doanh liên kết, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EAEU đã quy định biện pháp tự vệ với nội dung nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử với bất kì sản phẩm hàng hoá nào khi chưa được đưa ra tham vấn và đàm phán.

Tổng kết phiên họp, các bên đã trao đổi sâu rộng, thống nhất những phương hướng và biện pháp hết sức cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam-LB Nga. Các nhà lãnh đạo các nước cùng nhất trí tiếp tục họp bàn về vấn đề này và đặc biệt lưu ý đến các chương trình nghiên cứu đánh giá tổng thể khả năng sử dụng sợi amiăng trắng an toàn và có kiểm soát tại Việt Nam, đáp ứng theo các điều kiện quốc gia và điều khoản quốc tế.

Hiện nay, amiăng nâu và xanh đã bị cấm sử dụng hoàn toàn dưới mọi hình thức trên toàn thế giới. Amiăng trắng đang được cho phép sử dụng dưới sự kiểm soát chặt chẽ và các nghiên cứu khoa học chưa tìm thấy bằng chứng bệnh tật do amiăng trắng gây ra.

MỚI - NÓNG