Trạm trộn bê tông, nhà xưởng 'băm nát' hành lang thoát lũ và đê sông Hồng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Không được phép xây dựng nhà xưởng, bãi tập kết vật liệu trên hành lang thoát lũ và phạm vi bảo vệ đê, nhưng hiện nay đê sông Hồng đoạn qua hai huyện là Xuân Trường, Giao Thủy (Nam Định) bị quây rào lấn chiếm và "băm nát" để làm bến bãi, xây nhà trái phép.
Trạm trộn bê tông, nhà xưởng 'băm nát' hành lang thoát lũ và đê sông Hồng ảnh 1

Theo quy định, đê sông Hồng có cấp báo động về nguy cơ bão lũ quan trọng nhất (cấp I). Do vậy tại vị trí chân đê từ 5 đến 20 mét trở ra (mũi tên đỏ), và bãi sông (hành lang thoát lũ) sát mép nước (mũi tên xanh) không được lấn chiếm, xây dựng công trình nhà cửa.

Trạm trộn bê tông, nhà xưởng 'băm nát' hành lang thoát lũ và đê sông Hồng ảnh 2

Tuy nhiên hiện đê sông Hồng đoạn qua các huyện Xuân Trường, Giao Thủy đang bị phân lô, quây rào như thế này để làm bãi, khu vực sở hữu riêng của nhiều cá nhân, doanh nghiệp.

Trạm trộn bê tông, nhà xưởng 'băm nát' hành lang thoát lũ và đê sông Hồng ảnh 3

Tại bãi sông (hành lang thoát lũ) và trong phạm vi bảo vệ đê sông Hồng đoạn qua xã Xuân Tân huyện Xuân Trường đang bị phân chia thành nhiều ô với diện tích rộng cả héc-ta, bên trong vừa là bãi tập kết cát sỏi, vật liệu xây dựng, vừa là trạm trộn bê tông, nhà cửa xây kiên cố.

Trạm trộn bê tông, nhà xưởng 'băm nát' hành lang thoát lũ và đê sông Hồng ảnh 4

Với khu bãi sông rộng cả héc-ta được quây rào xung quanh có ghi tên đơn vị quản lý, sử dụng là Cty Cổ phần Công Tới (xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường), hành lang bảo vệ đê và hành lang thoát lũ ở đây đang bị biến thành các bãi chứa cát sỏi, gạch nung và xe bồn dừng đỗ, 2 khu nhà xây kiên cố, trong đó 1 khu xây cao 2 tầng (mũi tên đỏ) tồn tại, hoạt động nhiều năm nay.

Trạm trộn bê tông, nhà xưởng 'băm nát' hành lang thoát lũ và đê sông Hồng ảnh 5

Ở một vị trí khác, một trạm trộn bê tông của Cty Cổ phần Công Tới cũng đang hoạt động trên hành lang bảo vệ đê sông Hồng.

Trạm trộn bê tông, nhà xưởng 'băm nát' hành lang thoát lũ và đê sông Hồng ảnh 6
Cùng với bị lấn chiếm làm bãi chứa vật liệu, từ mặt đê, bờ đê, trong phạm vi bảo vệ an toàn đê đến hành lang chống lũ của sông Hồng đoạn qua xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường cũng đang bị băm nát để làm cầu tàu, đường lên xuống cho xe tải, xây nhiều kho chứa, nhà điều hành (mũi tên đỏ)....
Trạm trộn bê tông, nhà xưởng 'băm nát' hành lang thoát lũ và đê sông Hồng ảnh 7
Một bãi đúc dầm, trụ bê tông nằm trên hành lang thoát lũ tại xã Xuân Tân.
Trạm trộn bê tông, nhà xưởng 'băm nát' hành lang thoát lũ và đê sông Hồng ảnh 8
Tương tự, bờ đê và hành lang thoát lũ sông Hồng đoạn qua thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy (Nam Định) còn bị lấn chiếm cả héc-ta để xây nhà xưởng.
Trạm trộn bê tông, nhà xưởng 'băm nát' hành lang thoát lũ và đê sông Hồng ảnh 9
Ghi nhận trong hơn 2 tuần qua tại đây, PV Tiền Phong còn chứng kiến bên trong một trong các nhà xưởng này còn là lò nung gạch, ống khói xả khói cả đêm ngày (vòng tròn đỏ). Chủ các nhà xưởng, lò gạch này được xác định là Cty Cổ phần An Đông.
Trạm trộn bê tông, nhà xưởng 'băm nát' hành lang thoát lũ và đê sông Hồng ảnh 10
Ngoài hệ thống nhà xưởng, một phần phạm vi bảo vệ đê và hành lang thoát lũ sông Hồng đoạn qua thị trấn Ngô Đồng do Cty cổ phần An Đông quản lý cũng đang bị biến thành bãi chứa đất đất, vật liệu xây dựng và làm nhà ở.

Tại buổi trao đổi với phóng viên vừa qua, cả đại diện huyện UBND huyện Xuân Trường (Nam Định) và Cty Cổ phần Công Tới chỉ xuất trình được hợp đồng thuê đất bãi sông để đóng tàu và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu kèm theo, chưa xuất trình được các giấy tờ theo quy định trong đó có giấy phép hoạt động bến bãi; quy hoạch bến bãi trên sông Hồng tại xã Xuân Tân; chấp thuận xây nhà kiên cố; giấy phép hoạt động trạm trộn bê tông trên hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ sông Hồng qua xã Xuân Tân.

Tương tự, tại buổi làm việc với phóng viên, đại diện Cty cổ phần An Đông cũng chưa xuất trình được các giấy phép liên quan đến việc xây dựng hệ thống nhà xưởng, lò nung đốt gạch, kinh doanh vật liệu xây dựng trên hành lang bảo vệ đê và hành lang thoát lũ trên sông Hồng đoạn qua thị trấn Ngô Đồng (huyện Giao Thủy) (?!).

Tiền Phong tiếp tục cập nhật thông tin!

MỚI - NÓNG
Anh Trần Ngọc Nam tái cử làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam Khoá VI
Anh Trần Ngọc Nam tái cử làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam Khoá VI
TPO - Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã hiệp thương chọn cử 33 anh chị tham gia Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029. Anh Trần Ngọc Nam - Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam khoá V, tiếp tục được tín nhiệm làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam khóa VI.