Toàn cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Nga

Toàn cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Nga
Theo ước tính, Nga sẽ tốn khoảng 2,2 triệu USD cho dự án tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân lỗi thời với mục tiêu mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hải quân nước này.
Toàn cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Nga ảnh 1

Năm 2009, Hải quân Nga đã vận chuyển tàu ngầm lớp Victor III tới thành phố cảng Vladivostok, gần bán đảo Triều Tiên, để tháo dỡ thành từng mảnh. 

Toàn cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Nga ảnh 2

Với chiều dài 107 m, tàu ngầm lớp Victor III có kích thước lớn hơn một sân bóng đá. Victor-III là biến thể hiện đại hóa từ tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 671. Tàu ngầm nổi bật bởi chiếc phao định vị thủy âm hình giọt nước nằm phía trên cánh lái ở cuối đuôi tàu. Lớp tàu ngầm này được áp dụng nhiều công nghệ mới giúp nó hoạt động êm hơn so với các lớp tàu trước đó và được đánh giá tương đương với tàu ngầm lớp Sturgeon của Mỹ. 

Toàn cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Nga ảnh 3

Tuy nhiên, do tính lỗi thời và quá tốn kém để có thể hiện đại hóa, Hải quân Nga đã quyết định dỡ bỏ "người khổng lồ" này. Nhà máy Zvezda hoặc nhà máy Star ở phía đông Vladivostok là nơi diễn ra quy trình tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân cũ kỹ của Nga.

Toàn cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Nga ảnh 4

Khi lên cạn, tàu ngầm chỉ còn là một đống rỉ sắt.

Toàn cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Nga ảnh 5

Các công nhân đang thực hiện quy trình tháo dỡ. Xe cẩu cũng được triển khai để thực hiện quá trình này. 

Toàn cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Nga ảnh 6

Dự án tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân lỗi thời của Nga mất khá nhiều thời gian và sẽ tiêu tốn số tiền không nhỏ - khoảng 2,2 triệu USD. 

Toàn cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Nga ảnh 7

Trước đó, cuối năm 2013, Hải quân Nga đã rút hai tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo lớp Typhoon là Severstal và Arkhangelsk khỏi danh sách tàu ngầm trong biên chế để tiến hành tháo dỡ thành từng mảnh.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.