Tìm hiểu tên lửa DF-15 của Trung Quốc

Tìm hiểu tên lửa DF-15 của Trung Quốc
Tổ hợp tên lửa chiến thuật - chiến dịch DF-15 (Đông Phong-15) dùng để tấn công các mục tiêu có kích thước nhỏ đặc biệt quan trọng như các phương tiện hoả lực, máy bay, trực thăng tại các sân bay, sở chỉ huy, các đầu mối liên lạc, các cơ sở hạ tầng dân sự trọng điểm.

Tìm hiểu tên lửa DF-15 của Trung Quốc

Tổ hợp tên lửa chiến thuật - chiến dịch DF-15 (Đông Phong-15) dùng để tấn công các mục tiêu có kích thước nhỏ đặc biệt quan trọng như các phương tiện hoả lực, máy bay, trực thăng tại các sân bay, sở chỉ huy, các đầu mối liên lạc, các cơ sở hạ tầng dân sự trọng điểm.

Đông Phong -15 (phương án xuất khẩu: M-9, phân loại của NATO: CSS-6) do Học viện Công nghệ Động cơ Tên lửa của Trung Quốc (Academy of Rocket Motor Technology – ARMT) chế tạo vào đầu năm 1985. Vụ thử nghiệm tên lửa đầu tiên được thực hiện vào tháng 6/1987. Lần đầu tiên tổ hợp tên lửa Đông Phong – 15 xuất hiện tại Triển lãm các hệ thống quốc phòng tại Bắc Kinh năm 1988. Sau đó vào năm 1989, Đông Phong – 15 được đưa vào trang bị cho Quân đoàn Pháo binh Thứ hai của Quân giải Phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA).

Tổ hợp DF- 15 nổi tiếng trong hàng loạt các vụ thử nghiệm do PLA tiến hành nhằm phô diễn sức mạnh trong giai đoạn 1995 – 1996 tại khu mặt nước eo biển Đài Loan. Vụ thử nghiệm đầu tiên trong seri trên diễn ra từ ngày 21-23 tháng 6/1995. Trong quá trình thử nghiệm tại khu trận địa tại tỉnh Phúc Kiến, PLA đã phóng 6 tên lửa DF-15 với 5 lần thành công, tiêu diệt các mục tiêu tại vùng hải phận trung lập cách Đài Loan về phía Tây - Bắc.

Vụ thử nghiệm thứ hai được thực hiện vào năm 1996 – hai tên lửa được phóng đồng thời vào sáng sớm ngày 8/3/1996, tiêu diệt mục tiêu tại vùng hải phận cách Đài Loan về phía Đông và Tây – Nam. Để cho thấy khả năng của tổ hợp với thời gian gián đoạn không lớn, bệ phóng của tổ hợp DF-15 sau khi phóng lại tiếp tục nạp tên lửa và phóng lại. Vụ thử nghiệm thứ 4 diễn ra ngày 12/3 và đã tiêu diệt mục tiêu thành công. Trong quá trình thử nghiệm PLA đã triển khai 20-30 bệ phóng với các phương tiện bảo đảm và hỗ trợ.

Vào năm 2007, trong bản báo cáo quốc phòng của Quốc hội Hoa Kỳ tiết lộ những thông tin về 70-80 bệ phóng được triển khai và 300-350 tên lửa DF-15. Tuy nhiên, nguồn tin chính thức của Trung Quốc khẳng định về sự tồn tại của 2 lữ đoàn tên lửa, trang bị gần 100 bệ phóng với 360 tên lửa huấn luyện và chiến đấu. Hiện nay, DF-15 đã được tiến hành cải tiến: hiện đại hoá hệ thống điều khiển có khả năng tiêu diệt mục tiêu chính xác hơn, nghiên cứu các phương án mới trang bị tên lửa chiến đấu.

Để thay cho phương án đầu tiên DF-15A hiện đã có DF-15B và DF-15C. Các thông tin về việc xuất khẩu DF-15 (M-9) khá mâu thuẫn. Theo một số nguồn tin, tổ hợp DF-15 bị hạn chế bởi chế độ kiểm soát không phổ biến công nghệ tên lửa nên không bao giờ DF-15 được xuất khẩu sang các nước khác. Cũng có nguồn tin khác cho hay, số lượng lớn các lô hàng DF-15 đã được xuất khẩu sang Pakisstan, Iran, Ai Cập, Serya. Có thể đây là sự hiểu lầm vì nhìn bề ngoài DF-15 (M-9) tương tự như thế hệ trước DF-11 (M-11).

Bệ phóng của tổ hợp DF-15 được bố trí trên khung gầm xe có khả năng vượt địa hình cao TAS5450 hoặc WS2400, dùng để vận chuyển tên lửa, tiến hành chuẩn bị trước khi phóng, ngắm và phóng tên lửa. Bệ phóng được lắp đặt trên khung gầm TAS5450 (8x8, tải 25T) mái che kín có thể mở khi phóng tên lửa. Còn phương án trên cơ sở WS2400 (8x8, tải 22T) không có mái che. Để bảo vệ tên lửa trước mưa, bụi, bẩn sử dụng thiết bị chuyên dụng bao bọc. Bệ phóng bảo đảm tự động xác định các toạ độ với sự hỗ trợ của máy thu GPS và trao đổi các dữ liệu với các trung tâm điều khiển. Khi tiến hành phóng tên lửa không cần phải chuẩn bị kỹ thuật và đo trắc địa.

Trên khung gầm xe, quá trình bắn được thực hiện với cơ chế nâng và cố định tên lửa, dẫn động mở và đóng mái che, bệ phóng với cơ cấu dẫn đường và thiết bị phản xạ khí. Tại vị trí chiến đấu, việc lắp đặt dựa vào 4 kích dẫn động từ hệ thống thuỷ lực. Cặp đầu tiên được bố trí giữa trục thứ nhất và thứ hai, trục thứ hai được bố trí sau trục thứ 4 ủa khung gầm. Trước khi phóng, tên lửa được bố trí thẳng đứng. Thời gian chuẩn bị phóng 30 phút. Quá trình kiểm tra khả năng làm việc và bảo dưỡng các hệ thống tên lửa và bệ phóng được tiến hành tự động.

Tên lửa DF-15 là loại tên lửa 1 tầng sử dụng nhiên liệu rắn, có khả năng mang đầu đạn nặng đến 500kg. DF-15 có thể mang đầu đạn hạt nhân công suất 50 – 350Kt hoặc được trang bị các loại đầu đạn phi hạt nhân. Ngoài ra, còn có thông tin DF-15 có thể mang đàu đạn casset, nổ và áp nhiệt. Đầu đạn có thể được trang bị thiết bị bức xạ điện từ để gây nhiễu liên lạc vô tuyến nhằm vô hiệu hoá các hệ thống liên lạc và chỉ huy của đối phương.

Để điều khiển tên lửa trong giai đoạn đầu của quỹ đạo sử dụng bánh lái khí bố ttrí tại vòi phun ra của động cơ tên lửa. Ở giai đoạn hướng vào mục tiêu sau khi tách đầu đạn, vận tốc bay đầu đạn đạt 6M. Việc điều khiển trong giai đoạn này được tiến hành bởi hệ thống điều chỉnh phản lực khí. Tên lửa DF-15 được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số quán tính liên kết với máy tính điện tử trên khoang.

Các phương án đầu tiên DF-15A có độ lệch ngẫu nhiên 300-600m, sau khi cải tiến hệ thống điều khiển độ lệch ngẫu nhiên còn từ 150-500m. Theo nguồn tin từ nhà sản xuất, hiện nay nhà sản xuất đang tiến hành trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh và hệ thống điều khiển quán tính mới trên con quay vòng lase cho tên lửa DF-15. Điều này sẽ nâng cao độ chính xác dẫn đường với độ lệch ngẫu nhiên còn từ 35-50m.

Một số hình ảnh về "Đông Phong - 15":

Tìm hiểu tên lửa DF-15 của Trung Quốc ảnh 1
Tìm hiểu tên lửa DF-15 của Trung Quốc ảnh 2
Tìm hiểu tên lửa DF-15 của Trung Quốc ảnh 3
Tìm hiểu tên lửa DF-15 của Trung Quốc ảnh 4
Tìm hiểu tên lửa DF-15 của Trung Quốc ảnh 5
Tìm hiểu tên lửa DF-15 của Trung Quốc ảnh 6
Tìm hiểu tên lửa DF-15 của Trung Quốc ảnh 7
 

Nguyễn Hoàng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG