Tiêm kích 'đắt nhất hành tinh' sẽ càng đắt thêm

0:00 / 0:00
0:00
Tiêm kích 'đắt nhất hành tinh' sẽ càng đắt thêm
TPO - Chương trình phát triển máy bay phản lực thế hệ thứ năm đã gặp phải nhiều vấn đề về chi phí khiến F-35 trở thành một trong những chiếc tiêm kích ‘đắt nhất hành tinh’. Chi phí sản xuất của F-35 sẽ lại một lần nữa nhảy vọt vì mâu thuẫn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Giám đốc của cơ quan sản xuất các bộ phận động cơ quân sự Pratt & Whitney Matthew Bromberg cho biết: chi phí sản xuất tiêm kích F-35 có thể tăng thêm 3% nữa do mâu thuẫn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ loại khỏi chương trình F-35 do Ankara ký hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 với Nga. Nhà Trắng tuyên bố rằng các máy bay phản lực F-35 do Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng không thể bay trong vùng trời do S-400 giám sát, vì chúng có khả năng tiết lộ điểm yếu của nó cho Moscow. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều bác bỏ khả năng này.

Bất chấp điều đó, Washington đã đóng băng việc giao F-35 cho Ankara và thêm vào đó, họ tuyên bố sẽ chuyển hướng sản xuất một số bộ phận của máy bay phản lực từ Thổ Nhĩ Kỳ sang các quốc gia khác tham gia chương trình.

Các công ty của Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã sản xuất 188 bộ phận cho động cơ của F-35.

Quan chức của Pratt & Whitney cho biết: các bộ phận quan trọng nhất cuả động cơ máy bay F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có chất lượng cao và chi phí thấp. Hiện nay các nhà cung cấp mới, hầu hết là các công ty của Mỹ chỉ đáp ứng được 70% số đó.

Mỹ vẫn chưa thể cung cấp gần 30% các linh kiện do các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Lầu Năm Góc hy vọng sẽ kết thúc quá trình thay thế các nhà cung ứng mới vào năm 2020, nhưng trên thực tế, Mỹ sẽ phải tiếp tục dựa vào các nhà cung cấp Thổ Nhĩ Kỳ trong 2 năm nữa cho đến khi hợp đồng của họ kết thúc.

Lầu Năm Góc cho biết sẽ làm việc với Pratt & Whitney để cố gắng hạn chế sự gia tăng của chi phí động cơ F-35, Eric Fick, giám đốc điều hành chương trình F-35 cho biết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa rõ liệu các cuộc đàm phán này có thành công hay không.

Tiêm kích 'đắt nhất hành tinh' sẽ càng đắt thêm ảnh 1
Dàn tiêm kích F-35A. Ảnh: USAF

Đây không phải là lần đầu tiên chi phí sản xuất F-35 tăng vọt hơn dự kiến. Văn phòng giải trình của Chính phủ Mỹ gần đây tiết lộ rằng việc nâng cấp phần cứng và phần mềm của buồng lái F-35 đã "phức tạp hơn suy nghĩ ban đầu" và do đó sẽ khiến ngân sách Mỹ tiêu tốn 1,28 tỷ USD thay vì 712 triệu USD như hợp đồng ban đầu với Lockheed Martin.

Bản thân việc phát triển máy bay phản lực F-35 cũng không ít rắc rối. Chương trình F-35 đã phải đối mặt với một số vi phạm về thời hạn hoàn thành và chi phí của chương trình đã tăng 50% theo ước tính. Chi phí của một chiếc máy bay chiến đấu đã tăng từ 50 triệu USD dự kiến ​​vào năm 2002 lên khoảng 79,2 triệu USD cho mỗi mẫu F-35A.

Chiếc máy bay ‘đắt nhất hành tinh’ vẫn chưa được hoàn thiện và xuất hiện thêm rất nhiều lỗi chưa thể khắc phục, dự đoán trong tương lai chi phí của F-35 còn tiếp tục tăng thêm.

Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.