Xưa nay, người ta vẫn cho rằng, thực vật khác động vật ở chỗ không có não bộ. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học phát hiện thực vật cũng có thể học hỏi và ghi nhớ, dù chúng không hề có não.
Loài dương xỉ được phát hiện nhạy cảm với môi trường bên ngoài và sẽ cuộn tròn lại khi có bị chạm vào. Các nhà khoa học đã thử nghiệm nhiều cách thức tác động trong điều kiện ánh sáng khác nhau, nhằm kiểm tra ký ức ngắn hạn và dài hạn. Họ đổ nước lên lá cây nhiều lần và sử dụng một thiết bị tùy chỉnh để ghi lại phản ứng của loài dương xỉ này.
Những lần đầu tiên, dương xỉ Mimosa Pudica cuộn tròn lại như phản ứng tự vệ. Tuy nhiên, sau nhiều lần tác động, loài thực vật này nhận thấy nước không hề gây hại, nên không cuộn tròn lại như lần đầu.
Đặc biệt hơn, loài dương sỉ này vẫn ghi nhớ tác động của nước với nó sau vài tuần trôi qua, kể cả trong điều kiện môi trường thay đổi.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao một loài thực vật như dương xỉ Mimosa Pudica có khả năng ghi nhớ. Các phán đoán ban đầu cho rằng, cơ chế canxi trong tế bào loại dương xỉ này khá đặc biệt và có nét tương đồng đồng vật.
Khả năng ghi nhớ giúp loại dương xỉ này sống sót qua hàng ngàn năm, đồng thời mở ra hướng mới cho các nhà nghiên cứu thực vật.
Một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra rằng, các loại thực vật có khả năng giao tiếp với nhau. Chúng gửi những tín hiệu trong không khí và cảnh báo đồng loại, cùng góp sức chống lại kẻ thù như châu chấu, sâu bướm và các loại ăn thực vật khác.
Thế giới thực vật còn ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn chưa thể giải đáp được.