Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Hầu hết phụ nữ có kinh nguyệt đến sau 21 đến 35 ngày. Nếu kinh nguyệt không đến vào cùng một thời điểm mỗi tháng hoặc mất vài tháng, điều đó có nghĩa là bạn có quá nhiều hoặc quá ít một số loại hoóc môn nhất định (ví dụ: estrogen và progesterone).
Nếu bạn ở độ tuổi 40 hoặc giai đoạn đầu của tuổi 50, thì đây có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh hoặc đây là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác, như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Giảm ham muốn tình dục
Suy giảm nội tiết tố khiến chị em phụ nữ trở nên “thiếu nước” và đau rát khi quan hệ, không đạt được khoái cảm từ đó giảm ham muốn đời sống chăn gối không nồng nhiệt, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Rối loạn giấc ngủ
Nếu bạn đang bị rối loạn giấc ngủ như không ngủ đủ giấc, hoặc chất lượng giấc ngủ suy giảm, thì nội tiết tố của bạn có thể đang có vấn đề.
Progesterone một loại hormone do buồng trứng tiết ra, giúp bạn dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu mức độ của loại hormone thấp hơn bình thường, sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Estrogen thấp có thể kích hoạt các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm, cả hai triệu chứng này đều có thể khiến bạn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.
Mụn trứng cá mãn tính
Có mụn trứng cá trước hoặc trong thời kỳ hành kinh là điều bình thường, tuy nhiên mụn trứng cá kéo dài có thể là triệu chứng của các vấn đề về hormone. Nguyên nhân là do lượng dư thừa androgen có thể khiến tuyến dầu của bạn làm việc quá sức. Androgens cũng ảnh hưởng đến các tế bào da trong và xung quanh nang lông. Cả hai yếu tố này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá.
Làn da thay đổi
Làn da sẽ thể hiện rõ nhất sự thay đổi, mất cân bằng nội tiết ở chị em, đặc biệt là ở đối tượng đang mang thai và sau sinh. Khi nội tiết tố ổn định làn da sẽ được duy trì độ ẩm, đàn hồi và điều tiết bã nhờn,… Tuy nhiên khi nội tiết tố bị rối loạn làn da sẽ trở nên khô,sạm, xuất hiện mụn, tàn nhang, nám,… Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhan sắc của phái đẹp.
Nổi u bướu ở nhiều cơ quan, bộ phận
Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết tố sẽ dẫn đến việc tắc, dư thừa hoặc thiếu hụt hormone ở một số cơ quan, bộ phận. Việc tắc hoặc tích tụ lâu ngày sẽ tạo nên những u cục ở tuyến giáp, tuyến vú, tử cung…Nếu để ý, chị em sẽ thấy, tại sao phụ nữ hay mắc các bệnh u bướu ở các cơ quan, bộ phận thuộc hệ nội tiết (tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng) hơn các bộ phận khác.
Hay mắc bệnh phụ khoa
Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị suy giảm khiến cho âm đạo không tiết đủ dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm. Khi đó độ PH bị mất cân bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây ra viêm nhiễm âm đạo cũng như các bệnh phụ khoa.
Một số biểu hiện khác
Ngoài ra còn một số biểu hiện khác chị em cũng hay gặp phải khi rối loạn nội tiết tố như tóc khô xơ, mất ngủ, hay bị đau đầu, người bốc hỏa, sinh ra cáu gắt, khó chịu,… Đặc biệt phụ nữ ngoài 40 còn xuất hiện tình trạng loãng xương, đau nhức xương khớp.
Các phương pháp cân bằng nội tiết tố bằng phương pháp tự nhiên
Cải thiện lưu thông máu vùng xương chậu
Muốn giữ cho hormone cân bằng thì tuần hoàn vùng chậu là điều cần thiết. Đối với chị em phụ nữ, khi mới bắt đầu hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ xuất hiện máu màu nâu sậm và cảm thấy lạnh mỗi khi chạm vào vùng bụng dưới. Thời gian dài, xương chậu rất cần được xoa bóp để cải thiện lưu thông máu, chỉ một việc làm đơn giản như tự massage hay áp vào bụng một ly trà gừng nóng là đã có thể giúp cân bằng nội tiết tố cơ thể trong khoảng thời gian khó chịu này.
Ăn nhiều trứng
Mặc dù nghe có vẻ vô lý nhưng khoa học đã chứng minh, để tối ưu hóa sức khỏe nội tiết tố thì con người nên tiêu thụ ít nhất khoảng 20 đến 30g protein trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày. Trong vô số các loại thực phẩm thì trứng thuộc nhóm có chứa protein cao và rất giàu dinh dưỡng. Do đó, ăn trứng mỗi ngày có thể giúp làm giảm lượng insulin và ghrelin (hormone khiến con người cảm thấy đói) giúp cân bằng nội tiết tố. Đặc biệt, trứng còn giúp tăng cường trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình giảm cân nhanh.
Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày
Một trong những cách cân bằng nội tiết tố tự nhiên chính là tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Phương pháp này không chỉ giúp giảm viêm mà còn duy trì một sức khỏe dồi dào, điều chỉnh sự thèm ăn và hỗ trợ giấc ngủ hàng ngày.Sở dĩ nên duy trì thói quen tập thể dục thể thao hàng ngày là vì phương pháp này có thể giúp tăng lượng testosterone, endorphins, hormone tăng trưởng; giúp cơ thể điều tiết sản xuất và sử dụng các loại hormone, tăng cường hệ thống miễn dịch, cho phép các tế bào đào thải glucose để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh trầm cảm.
Những người có sự mất cân bằng nội tiết tố thì không nên lạm dụng các bài tập hay môn thể thao có cường độ cao, chỉ nên tập nhẹ nhàng trong thời gian ngắn và tập các bài phù hợp với cơ thể.
Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc
Mỗi người nên dành 8 tiếng mỗi ngày để ngủ. Ngủ đủ giấc chính là cách tự nhiên để cân bằng nội tiết tố tốt nhất. Thiếu ngủ có thể gây ra sự rối nhịp sinh học tự nhiên và là thói quen tệ hại góp phần vào sự mất cân bằng hormone trong cơ thể.
Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ tạo nên tâm lý căng thẳng và có thể dẫn đến những thay đổi trong mức độ huyết thanh của nhiều hormone bao gồm catecholamin, glucocorticoid, prolactin và hormone tăng trưởng. Do đó, để tối đa hóa chức năng nội tiết tố trong cơ thể thì hãy cố gắng đi ngủ lúc 10 giờ đêm và tạo chu kỳ thức, ngủ đúng giờ.
Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai dù có thể giúp tránh thai an toàn nhưng nó lại có thể gây ra nhiều biến chứng. Do đó, phụ nữ nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn khác để tránh gặp phải các rủi ro mà thuốc tránh thai mang lại như: chảy máu giữa chu kỳ, tăng nguy cơ ung thư vú, tăng nguy cơ chảy máu tử cung, đau nửa đầu, tăng huyết áp, tăng cân, thay đổi tâm trạng và mất cân bằng nội tiết tố.
Khi có mong muốn mang thai, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.