Thống kê 'sốc' của Philippines trước trận đấu với Việt Nam ​

Cả HLV Park Hang Seo và ông Sven-Goran Eriksson đều nóng lòng chờ cuộc đối đầu chiều tối nay, 2/12 trên sân Panaad giữa Philippines với Việt Nam.
Cả HLV Park Hang Seo và ông Sven-Goran Eriksson đều nóng lòng chờ cuộc đối đầu chiều tối nay, 2/12 trên sân Panaad giữa Philippines với Việt Nam.
TPO - Đội bóng của HLV Sven-Goran Eriksson chưa từng ghi được bàn thắng nào trong 3 lần vào tới Bán kết 1 kỳ AFF Cup.

AFF Cup 2018 là lần thứ tư bóng đá Philippines vào tới vòng Bán kết. Ba lần trước đó diễn ra các năm 2010, 2012 và 2014. Trong 4 lần đối đầu gần đây nhất tại AFF Cup, Philippines và Việt Nam đang cân bằng nhau với việc mỗi đội giành 2 chiến thắng.

Chính sách nhập tịch cầu thủ là yếu tố căn bản đem lại kết quả trên cho bóng đá Philippines. Tuy nhiên ở cả 3 lần vào Bán kết trước đây, Philippines chưa từng ghi được bàn thắng nào, và đều bị loại.

Năm 2010, Philippines thua Indonesia với tỉ số 0-1 ở cả hai lượt trận đi và về. Qua năm 2012, họ cầm hoà Singapore 0-0 ở lượt đi trên sân nhà, sau đó thua 0-1 ở sân khách.

Năm 2014, đối thủ của Philippines ở Bán kết là Thái Lan. Tại đây, họ hoà 0-0 trên sân nhà, sau đó thua thảm 0-3 khi làm khách tại Rajamangala. Như vậy sau 3 lần vào Bán kết, Philippines thủng lưới 5 lần nhưng không ghi được bàn thắng nào.

Tuy nhiên tại AFF Cup 2018, Philippines đang chơi khá tốt dưới sự dẫn dắt của HLV Sven-Goran Eriksson. Cựu HLV trưởng tuyển Anh đã khiến Philippines trở thành ẩn số của giải đấu.

Tại vòng bảng, họ thắng 2 trận, hoà 2, trong đó có trận hoà 1-1 với Thái Lan tại chính sân vận động Panaad (Bacolod). Theo thống kê, tỉ lệ kiểm soát bóng của Philippines luôn trội hơn trên 60% ở cả các trận đấu với Timor Lester, Singapore và thậm chí là Thái Lan. Đây là một vấn đề với tuyển Việt Nam, bởi đội bóng của HLV Park Hang Seo có tỉ lệ kiểm soát bóng rất thấp ở vòng bảng.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.