Theo các quan chức từ thành viên G20, thoả thuận này đã được đưa ra thảo luận và thống nhất vào giờ đầu buổi họp ngày 8/7. Ngôn ngữ trong tuyên bố cuối cùng đề cập đến việc sử dụng “công cụ phòng vệ thương mại”, để lại cái bóng của thuế quan treo trên toàn thế giới.
Các cuộc đàm phán trước đó một ngày đã gây ra một sự rạn nứt lớn về chính sách kinh tế toàn cầu bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã đầu tư rất nhiều vào chiến dịch tranh cử của mình trên lập trường công kích về vấn đề thương mại "không công bằng" gây tổn hại cho kinh tế và người dân lao động Mỹ.
Các quan chức G20 quan ngại về một cuộc chiến tranh thương mại thép khi Trump đưa ra quyết định áp đặt mức thuế trừng phạt giữa các khiếu nại liên quan đến việc bán phá giá trên thị trường toàn cầu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết các nhà lãnh đạo cần phải tìm ra giải pháp chung cho việc sản xuất thép dư thừa, nếu không nguy cơ "hành động song phương" tăng lên. Trong bản tuyên bố của mình, G20 cam kết sẽ nỗ lực tìm giải pháp mới để chống lại tình trạng dư thừa trong ngành công nghiệp thép.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Trump đang cân nhắc áp đặt mức thuế, hạn ngạch hoặc kết hợp cả về nhập khẩu thép dưới sự kiểm soát cấp quốc gia thông qua mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại, mặc dù chỉ một phần nhỏ của ngành sản xuất thép Mỹ được sử dụng luật này để bảo vệ. Bộ Thương mại Mỹ đã bỏ lỡ thời hạn tự áp quyết định hồi tháng trước và hiện đang dự kiến sẽ công bố quyết định chính thức sớm.
Bộ trưởng Tài chính Canada Bill Morneau nói với các phóng viên tại Hamburg rằng: "Chúng tôi thống nhất chống lại chủ nghĩa bảo hộ mà tôi nghĩ sẽ là một kết quả tích cực từ cuộc họp này. Điều mà tôi tin là chúng ta đều nhận ra tầm quan trọng của thương mại đối với nền kinh tế của chúng ta, tầm quan trọng của thương mại đối với tăng trưởng và những khó khăn mà bảo hộ đưa lại. Đó là một chủ đề đã đạt được sự đồng thuận cao".
Theo một số quan chức của G20, vào giữa trưa ngày thứ bảy 8/7, Hội đồng vẫn tiếp tục nỗ lực tìm ra các giải pháp để vượt qua những khác biệt về thay đổi khí hậu. Một điểm chung đoàn kết nhất là những vấn đề liên quan tham chiếu đến Mỹ giúp các quốc gia khác "tiếp cận và sử dụng nhiên liệu hoá thạch một cách sạch hơn".
Mỹ - Pháp ‘đối đầu’
Ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày đã trở nên xấu đi do sự bất đồng về thương mại tự do và biến đổi khí hậu vì lập trường bảo vệ của Trump đã bị các thành viên khác đổ lỗi là nguyên nhân gây việc gây ra bế tắc.
Trong một bữa ăn trưa giữa buổi làm việc, Trump nhấn mạnh rằng ông sẽ luôn luôn bảo vệ công nhân Mỹ, theo thông tin từ một quan chức ngoại giao phương Tây thân cận.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thách thức quan điểm của Trump rằng Mỹ đang mất dần vị thế thương mại. Ông giơ chiếc điện thoại di động của mình ra và nói rằng khi mua chiếc điện thoại này, ông đã tạo ra thâm hụt thương mại với Mỹ, nhưng khi người Mỹ chế tạo ra nó, thì việc này đã tạo ra thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Quan điểm của ông là khẳng định không thể nói về thâm hụt thương mại song phương trong một thế giới đa phương.
Cuộc trao đổi này cho thấy cuộc đấu tranh của thế giới đối với kỷ nguyên Trump và quyết tâm của chính phủ Mỹ trong việc khôi phục lại sự đồng thuận toàn cầu theo quan điểm của Mỹ. Ngày họp thượng đỉnh cuối cùng của các nhà lãnh đạo G7 hồi tháng 5 đã kết thúc với việc Mỹ bị cô lập về vấn đề biến đổi khí hậu .
Các phiên họp hôm thứ Bảy được tổ chức nhằm giải quyết vấn đề di cư và "hợp tác với châu Phi", kỹ thuật số hóa, trao quyền cho phụ nữ và việc làm.