> Khắc khoải chờ máu
> Năm 2012: Cả nước cần khoảng 900.000 đơn vị máu
Thiếu máu như thế ảnh hưởng thế nào đến các bệnh viện?
Viện Huyết học Truyền máu T.Ư là ngân hàng máu lớn nhất cả nước. Viện có trách nhiệm cấp máu cho trên 100 bệnh viện và 16 tỉnh thành quanh Hà Nội. Hơn nữa, lượng máu của Viện cũng đồng thời điều trị cho bệnh nhân đang điều trị tại đây (thường xuyên có khoảng 550 – 600 bệnh nhân).
Vì sao lại thiếu nhiều máu như vậy?
Phong trào hiến máu ở Việt Nam hiện nay vẫn cơ bản dựa vào lực lượng thanh niên và nòng cốt là sinh viên, học sinh. Dịp Tết, sinh viên thi xong, về quê ăn Tết, nên không có nguồn cung cấp, lượng máu giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, thời tiết giá rét, người ta ngại hiến máu.
Dịp Tết, tai nạn giao thông tăng cao, nhiều ca nghiêm trọng. Để cứu chữa những nạn nhân này, thường phải dùng rất nhiều máu.
Thời tiết lạnh thế này có ảnh hưởng việc hiến máu?
Đứng về góc độ khoa học, một người bình thường mỗi năm có thể hiến máu bốn lần, ba tháng một lần, mỗi lần không quá 9ml/kg trọng lượng là hoàn toàn yên tâm; hiến máu xong có thể làm việc bình thường.
Thời tiết lạnh thế này, hiến máu có cảm giác đau buốt một chút khi lấy máu, còn về cơ bản không ảnh hưởng gì. Thậm chí, hiến máu xong, về ăn Tết, lượng máu mới được sản sinh sẽ làm con người khỏe, vui vẻ hơn.
Nếu thời tiết tiếp tục lạnh như thế này trong dịp hiến máu Chủ nhật đỏ, Viện Huyết học Truyền máu T.Ư sẽ có biện pháp sưởi ấm, đắp chăn cho người hiến máu.
Ông ấn tượng gì về “Chủ nhật đỏ” do báo Tiền Phong tổ chức?
Ngay từ lần đầu phối hợp tổ chức Chủ nhật đỏ với báo Tiền Phong, tôi đánh giá rất cao sáng kiến này. Dịp cuối năm, giáp Tết, cơ quan nào cũng bận, cũng lo Tết, nhưng báo Tiền Phong vẫn đứng ra tổ chức một sự kiện nhân đạo cao cả. Điều này thể hiện tấm lòng, trách nhiệm của báo và những người tham gia hiến máu trước cộng đồng, xã hội.
Cảm ơn ông.
Trường Phong thực hiện