Thị sát xứ Lạng đề nghị công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Từ ngày 6-10/7, Đoàn chuyên gia Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đến thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Theo kế hoạch, đoàn chuyên gia UNESCO sẽ thực địa tại 26/38 điểm tham quan trên 4 tuyến du lịch Công viên địa chất (CBĐC) Lạng Sơn ở các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình và thành phố Lạng Sơn.

Thị sát xứ Lạng đề nghị công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ảnh 1

Hát Then- đàn tính là món ăn tinh thần đặc sắc của người xứ Lạng. Ảnh: Duy Chiến

Thị sát xứ Lạng đề nghị công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ảnh 2

Làn điệu dân ca xứ Lạng như hát Sli, hát Lượn luôn được đồng bào các dân tộc địa phương gìn giữ, phát huy. Ảnh: Duy Chiến

Thị sát xứ Lạng đề nghị công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ảnh 3

Các chuyên gia UNESCO thăm làng làm ngói âm dương xã Long Đống, huyện Bắc Sơn.

Thị sát xứ Lạng đề nghị công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ảnh 4

Các chuyên gia hứng thú với vốn dân tộc xứ Lạng.

CVĐC Lạng Sơn được thành lập từ năm 2021, đến năm 2023, điều chỉnh phạm vi ranh giới lên 8/11 huyện, thành phố, diện tích khoảng 4.842km2, dân số khoảng 627.000 người (chiếm 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh).

Với chủ đề “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng,” tỉnh đã bước đầu hình thành 4 tuyến với 38 điểm du lịch tại Công viên địa chất Lạng Sơn gồm: Khám phá thế giới thượng ngàn; hành trình về miền thiên giới; cuộc sống dân dã nơi trần thế; đường đến thủy cung.

Các tuyến du lịch này đang được triển khai trên nền tảng gắn kết các địa điểm tiêu biểu về lịch sử tiến hóa liên tục của sự sống và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ; các di sản văn hóa đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn chia sẻ, với quyết tâm và mục tiêu của tỉnh trong việc nỗ lực xây dựng CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO để nhằm bảo tồn và phát huy tổng thể các giá trị di sản về địa chất, văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học cũng như các danh lam thắng cảnh đặc sắc của tỉnh.

“Địa phương sẽ định hướng, phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh của CVĐC gắn với phát triển du lịch và các cơ hội sinh kế mới, bền vững cho cộng đồng địa phương, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn cũng như vùng Đông Bắc Việt Nam”, ông Dương Xuân Huyên nhấn mạnh.

Thị sát xứ Lạng đề nghị công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ảnh 5

Hai chuyên gia UNESCO hứng thú với các sản phẩm đặc sắc của xứ Lạng. Ảnh: Duy Chiến

Thị sát xứ Lạng đề nghị công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ảnh 6

Bánh khẩu sli được chế biến tại Trạm dừng nghỉ Hoa Hồi, huyện Chi Lăng hút khách trong và ngoài nước. Ảnh: Duy Chiến

Thị sát xứ Lạng đề nghị công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ảnh 7

Vốn văn nghệ dân gian vùng miền xứ Lạng được các cháu thiếu nhi thích thú, học hỏi. Ảnh: Duy Chiến

Trong chuyến làm việc tại Lạng Sơn, ông Tuncer và bà Kristin, hai chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO cùng các chuyên gia UNESCO sẽ xem xét thực địa, từ đó đưa ra đánh giá sát thực nhất, góp phần giúp cho Công viên địa chất Lạng Sơn phát triển ngày một tốt hơn. Qua đó, là tiền đề, cơ sở quan trọng để UNESCO xem xét, công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO...

MỚI - NÓNG
Hàng hoa giấy lại bung nở rực rỡ trên cầu Vĩnh Tuy
Hàng hoa giấy lại bung nở rực rỡ trên cầu Vĩnh Tuy
TPO - Khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào Hà Nội, hàng chục nghìn cây xanh, nhiều công trình tại Hà Nội bị hư hỏng. Hàng hoa giấy được trồng trên cầu Vĩnh Tuy cũng không thoát khỏi bị quăng quật trở nên xác xơ, nhưng sau gần một tháng, hiện những cây này đang bung nở trở lại, rực rỡ sức sống.