THẾ GIỚI 24H: Ông Putin chỉ thị dỡ bỏ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass
TPO - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho chính phủ nước này bắt đầu tiến trình dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt được áp đặt đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Ankara bắn rơi máy bay Su-24 của Moscow hồi năm ngoái.

Phát biểu tại một phiên họp nội các sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, ông Putin nói: "Tôi yêu cầu Chính phủ Nga bắt đầu tiến trình bình thường hóa các mối quan hệ thương mại và kinh tế tổng thể với Thổ Nhĩ Kỳ". Bên cạnh đó, ông Putin cũng tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế về nhập cảnh đối với Thổ Nhĩ Kỳ. 


Tòa Trọng tài Thường trực (PCA-Permanent Court of Arbitration) có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) ngày 29/6 thông báo sẽ ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 12/7 tới. 

THẾ GIỚI 24H: Ông Putin chỉ thị dỡ bỏ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ ảnh 1

Phán quyết của PCA - tòa án quốc tế lâu đời nhất về giải quyết hòa bình tranh chấp giữa các quốc gia - có thể sẽ thổi bùng thêm căng thẳng tại vùng biển sở hữu tuyến hàng hải chiến lược này.


Trong trường hợp thực hiện đầy đủ các đòi hỏi để nhận quy chế thành viên Liên minh hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Ukraine sẽ mất tối thiểu 5-10 năm nữa, thế nhưng triển vọng làm thành viên của khối quân sự này còn phụ thuộc vào "nhiều bối cảnh".

THẾ GIỚI 24H: Ông Putin chỉ thị dỡ bỏ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ ảnh 2

Đó là tuyên bố của ông Paolo Alli, Phó Chủ tịch Đại hội đồng Nghị viện NATO trong cuộc phỏng vấn của báo Ukraine "Apostrof" ngày 29/6.


Phát biểu sau cuộc họp của 27 nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) không có sự tham dự của Thủ tướng Anh David Cameron, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk khẳng định: “Sẽ không có sự tự chọn về thị trường chung và việc tiếp cận thị trường chung đòi hỏi sự chấp thuận tất cả 4 nguyên tắc tự do bao gồm cả tự do dịch chuyển”. Ông Tusk cho biết 27 nhà lãnh đạo EU cũng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh – mà không có sự tham dự của Anh – tại Bratislava vào ngày 16/9 tới để tiếp tục thảo luận về tác động của việc Anh quyết định rời liên minh.


Trong cuộc họp hôm 28/6 tại Hội nghị thượng đỉnh của EU khai mạc ở Brussels, Bỉ nhằm thảo luận về những hậu quả Anh phải gánh chịu sau khi bỏ phiếu ủng hộ Brexit, Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ mong muốn duy trì mối quan hệ thân thiết với các nước trong EU đồng thời tiếp tục tiếp cận thị trường các nước này. (XEM CHI TIẾT)


Anh đã bổ nhiệm ông Oliver Robbins, một quan chức cấp cao Bộ Nội vụ nước này, làm trưởng nhóm đàm phán của Anh về việc rời khỏi EU. Văn phòng Nội các cho biết ông Robbins sẽ đảm nhiệm vai trò mới này vào ngày 4/7 tới. 


Ngày 29/6, tại kỳ họp lần thứ 4 của Hội nghị Nhân dân Tối cao khóa XIII (tức Quốc hội) Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã được bầu làm Chủ tịch một ủy ban nhà nước mới được thành lập, tạm gọi là Ủy ban quốc vụ. Quyết định trên thay thế chức danh trước đây của ông Kim Jong Un là Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng, vốn được trao cho nhà lãnh đạo này tại kỳ họp của Quốc hội Triều Tiên diễn ra vào năm 2012. Ông Kim Jong Un hiện cũng giữ các chức vụ Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Tư lệnh tối cao của quân đội Nhân dân Triều Tiên.


Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan ngày 29/6 đã cảnh báo rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng muốn thực hiện những vụ tấn công tương tự như vậy tại Mỹ.

 
THẾ GIỚI 24H: Ông Putin chỉ thị dỡ bỏ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ ảnh 3

Giám đốc Brennan nói: "Từ góc độ của một chuyên gia tình báo, người xem xét những khả năng của Daesh (IS), tôi cảm thấy lo ngại... và quyết tâm của chúng muốn sát hại càng nhiều người càng tốt cũng như thực hiện các cuộc tấn công ở nước ngoài. Không có gì ngạc nhiên khi IS đang tìm cách thực hiện kiểu tấn công như vậy tại Mỹ."


Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã cách chức Tư lệnh Hạm đội Baltic Viktor Kravchuk và Tham mưu trưởng hạm đội này Sergei Popov do “lơ là trách nhiệm” và “xuyên tạc sự thật”. Ông Shoigu đã viện dẫn “những khiếm khuyết nghiêm trọng” trong huấn luyện quân sự và các hoạt động hàng ngày của những đơn vị thuộc hạm đội này cũng như “sự thiếu quan tâm thỏa đáng đối với quân nhân” để giải thích cho quyết định trên của mình.


Ngày 29/6, Iraq đã giành được khoản vay trị giá 2,7 tỷ USD từ Mỹ để trang trải chi phí mua sắm đạn dược và bảo dưỡng các máy bay chiến đấu, xe tăng cũng như các thiết bị quân sự khác sử dụng trong cuộc chiến chống nhóm “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.

MỚI - NÓNG