THẾ GIỚI 24H: Nga muốn thảo luận kế hoạch mở rộng phía Đông của NATO

THẾ GIỚI 24H: Nga muốn thảo luận kế hoạch mở rộng phía Đông của NATO
TPO - Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/7 thông báo nước này hy vọng tại cuộc họp sắp tới của Hội đồng Nga-NATO sẽ thảo luận về kế hoạch mở rộng về phía Đông của liên minh quân sự này.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: "Chủ đề chính của cuộc họp sắp tới sẽ là về những quyết định của Hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Warsaw để tăng cường sườn phía Đông của khối này và những hậu quả cho toàn bộ các khía cạnh của an ninh châu Âu."


Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Warsaw (Ba Lan) vào ngày 8 - 9/7 tới được đánh giá là có ý nghĩa rất quan trọng đối với tương lai của tổ chức này trong bối cảnh quan hệ với Nga tiếp tục căng thẳng. Nhiều vấn đề lớn khác cũng sẽ được bàn thảo và quyết định tại hội nghị, như chính sách mở rộng về phía Đông, cải tổ cơ chế hợp tác với Liên minh châu Âu nhằm đối phó với những mối đe dọa an ninh mới.


Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên đường bắt đầu chuyến công du châu Âu cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình với sứ mệnh củng cố một châu Âu đang bị chia rẽ, đồng thời đẩy lui ảnh hưởng ngày càng mạnh của Nga tại lục địa này. 

THẾ GIỚI 24H: Nga muốn thảo luận kế hoạch mở rộng phía Đông của NATO ảnh 1

Trong chuyến công du kéo dài năm ngày này, ông Obama sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, trước khi tới Seville và Madrid trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Tây Ban Nha trên cương vị Tổng thống Mỹ.


Hai tuần qua, các tàu khu trục Stethem, Spruance và Momsen của Hải quân Mỹ tuần tra gần bãi cạn Scarborough và các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, vẫn đang lặng lẽ theo dõi các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông, trong bối cảnh tòa trọng tài quốc tế chuẩn bị đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc. “Chúng tôi tuần tra định kỳ trong phạm vi 14-20 hải lý của những thực thể này”, một quan chức Mỹ giấu tên nói. (XEM CHI TIẾT


Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói ông lo ngại Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ dịu bớt lập trường về các biện pháp trừng phạt chống Nga sau khi Anh rời khỏi EU (Brexit), đồng thời bày tỏ hy vọng EU sẽ duy trì cách tiếp cận cứng rắn.

THẾ GIỚI 24H: Nga muốn thảo luận kế hoạch mở rộng phía Đông của NATO ảnh 2

Theo ông Hammond, Anh đã có tiếng nói mạnh mẽ trong EU nhằm áp dụng đường lối cứng rắn với Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea năm 2014. 


CHDCND Triều Tiên đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un của nước này, đồng thời đe dọa Bình Nhưỡng có thể đóng tất cả các kênh ngoại giao song phương với Washington. Thông báo của Bộ Ngoại giao nước CHDCND Triều Tiên nêu rõ, lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un và một số quan chức khác của nước này đồng nghĩa việc “tuyên chiến” với chính quyền Bình Nhưỡng, và rằng Triều Tiên có thể đưa ra các biện pháp đối phó nếu Washington không từ bỏ lệnh trừng phạt này. (XEM CHI TIẾT)


Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và 6 người bị thương khi xảy ra một vụ giẫm đạp lúc rạng sáng ngày 7/7 trong một cuộc tụ tập dịp lễ Eid ul-Fitr tại một trung tâm cộng đồng ở khu vực Asawase miền Trung Ghana, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống gần thành phố Kumasi, cách thủ đô Accra khoảng 270km về phía Bắc. Giới chức địa phương cho biết trong số những người thiệt mạng có 6 phụ nữ. Một người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.


Ít nhất 21 người bị thương trong vụ nổ tàu điện ngầm ở nhà ga Songshan tại thành phố Đài Bắc thuộc Đài Loan (Trung Quốc). Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 22h ngày 7/7 khi đoàn tàu đang tiến về ga tàu điện ngầm Songshan tại thành phố Đài Bắc thuộc Đài Loan (Trung Quốc). (XEM CHI TIẾT)


Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu kinh tế thế giới của Pháp (C), kể từ tháng 12/2013 đến tháng 6/2015, những nước ủng hộ các lệnh trừng phạt chống Nga mất đi nguồn thu từ xuất khẩu lên tới 60,2 tỷ USD. Phân tích trên cho biết, phần lớn thiệt hại (82%) liên quan đến các loại hàng hóa không thuộc danh mục bị Nga cấm vận. Các nước thành viên EU chiếm 2/3 mức thiệt hại (khoảng 77%).


Tập đoàn Kalashnikov thuộc Liên hiệp tập đoàn Nhà nước Rostec đã cung cấp lô hàng đầu tiên gồm các tàu đổ bộ BK-16 và tàu tấn công BK-10 dành riêng cho lực lượng đặc nhiệm thuộc Bộ Quốc phòng Nga. Thông báo của Tập đoàn Kalashnikov cho biết: “Đây là nhóm tàu chiến đấu duy nhất được thiết kế theo sáng kiến ​​riêng của Tập đoàn phối hợp với các chuyên gia Nga. (XEM CHI TIẾT)

MỚI - NÓNG