Những điều FBI không nói về vụ bê bối email của bà Clinton

Những điều FBI không nói về vụ bê bối email của bà Clinton
TPO - Việc Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey cho rằng không nên truy tố bà Hillary Clinton về việc bà sử dụng email cá nhân khi còn giữ chức ngoại trưởng là thông tin quan trọng. Tuy nhiên, những điều ông James Comey không đưa ra trong vụ bê bối email này cũng quan trọng không kém.

Về chủ ý

Giám đốc FBI James Comey cho hay, khoảng 110 email bà Clinton gửi đi hoặc nhận có chứa thông tin mật. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh FBI không tìm thấy bằng chứng cho thấy bà Clinton cố ý vi phạm pháp luật song có bằng chứng cho thấy cựu Ngoại trưởng Mỹ và nhân viên đã “cực kỳ bất cẩn”.

Không có kết nối điện tử giữa hệ thống mật của chính phủ và máy chủ của bà Clinton. Điều này chỉ ra rằng trong trường hợp 110 email riêng biệt, bà Clinton hoặc nhân viên của bà đã phải gõ lại – hoặc sao chép và dán – thông tin từ định dạng mật, không có phương pháp nào khác để truyền dữ liệu. Các đánh dấu mật (ví dụ Top Secret) được loại bỏ trong quá trình (mặc dù ông Comey nói một số email mật được đánh dấu cũng được tìm thấy trên máy chủ).

Trong khi ông Comey nói rằng không có bằng chứng cho thấy bà Clinton cố ý vi phạm song bà Clinton và các nhân viên “cực kỳ bất cẩn” thì cũng thấy có sự khó đồng nhất giữa hành động của bà Clinton và những tuyên bố của vị Giám đốc FBI.

Về lời khai man và cản trở

Những tuyên bố đầu tiên của bà Hillary Clinton rằng không có thông tin mật được chuyển qua máy chủ của mình thì sau đó đổi thành “không có đánh dấu” thông tin mật. Ông Comey giải thích những email được tìm thấy trong hộp thư của người khác, các tin nhắn không được bà Clinton chuyển tới Bộ Ngoại giao là có liên quan tới công việc.

Bà Clinton tuyên bố bà đã chuyển giao lại tất cả các email liên quan tới công việc. Dù vậy, những câu hỏi về tội khai man và cản trở công lý đã không được đưa ra.

Ngoài ra, Comey cho hay, luật sư của bà Clinton đã xóa tất cả các email mà họ đã không chuyển giao cho Bộ Ngoại giao và sau đó làm sạch các thiết bị để loại trừ việc phục hồi hoàn toàn. Ông Comey nói thêm: “Nó cũng có khả năng rằng email liên quan tới công việc khác mà họ không trình cho Bộ Ngoại giao và chúng ta không tìm thấy ở nơi khác”.

Về tiền lệ

Mức độ xử lý trong trường hợp của bà Clinton là không đúng với cách vi phạm thông tin mật ở những nơi khác trong chính phủ được xử lý.

Ví dụ, trường hợp của nhân viên CIA John Kiriakou (bị tù 3 năm vì rò rỉ danh tính một điệp viên mật), và vụ nhân viên hàng không liên bang TSA Robert Maclean (bị sa thải vì tiết lộ thông tin an ninh nhạy cảm) đều nổi bật.

Hay trường hợp Thiếu tá Jason Brezler – gửi thông tin mật cho Hải quân ở Afghanistan để cảnh báo họ về âm mưu Taliban, đã bị đuổi ra khỏi ngành.  Ngay cả Cựu Giám đốc CIA David Petraeus – tiết lộ tin mật cho người tình qua tài khoản gmail cá nhân, phải chịu sự trừng phạt của pháp luật và buộc phải từ chức.

Về Đạo luật Tự do Thông tin

Giám đốc FBI Comey đã không thảo luận về hành động của bà Clinton và Đạo luật Tự do Thông tin.

Trong suốt nhiệm kỳ bà Clinton là Ngoại trưởng ngoại giao và sau đó, Bộ Ngoại giao xác nhận rằng không có hồ sơ email Clinton để trình ra đáp ứng với yêu cầu. Những tuyên bố - trong khi về mặt kỹ thuật Bộ cho biết không thể tìm kiếm máy chủ cá nhân của bà Clinton – đã chặn các nhà báo, công dân và trong một thời gian là Quốc hội, từ các tài liệu mà họ được quyền hợp pháp xem.

Chính Tổng thanh tra của Bộ Ngoại giao đã phát hiện những hành động này là trái với luật Lưu trữ Hồ sơ liên bang.

Những điều được nói

Giám đốc FBI cho hay, bà Hillary Clinton - ứng viên Đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng và nhân viên của bà là “cực kỳ bất cẩn” và không có cáo buộc. 

Trong bối cảnh chính trị hiện tại, điều này nói chung được xem như là một tin tích cực ủng hộ Clinton. Ứng viên Đảng Cộng Hòa Donald Trump cũng không thể nhân cơ hội “tuần sóng gió” về vụ bê bối để công kích đối thủ. Sau quyết định của FBI, ông Trump cho rằng “rất không công bằng” và có yếu tố “gian lận”.

Ít ai tin rằng, dù đúng hay sai, bà Clinton sẽ phải đối mặt với cáo buộc hình sự trong việc xử lý các tài liệu mật. Tuy nhiên, những câu hỏi cần FBI giải quyết vẫn còn bỏ ngỏ. 

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG