Tết thảnh thơi: Sự dịch chuyển từ 'ăn Tết' sang 'tận hưởng Tết'

0:00 / 0:00
0:00
Việc chuẩn bị Tết của những phụ nữ hiện đại ngày nay có sự giao thoa giữa cũ - mới khiến cái Tết ở nhiều gia đình trở nên thảnh thơi, thoải mái nhưng vẫn không mất đi không khí ấm cúng, thiêng liêng của những ngày đoàn viên.

Tết đầu tiên nhẹ nhàng của nàng dâu mới

Tết của người Việt từ bao đời nay luôn gắn liền với khái niệm sum vầy. Nhắc đến Tết, mọi người thường nghĩ đến những bữa cơm sum họp của gia đình, những bữa tiệc gặp gỡ, tri ân láng giềng, bạn bè. Vì lẽ đó, chỉ cần nhìn mâm cơm, mâm tiệc ngày Tết, cách những người phụ nữ của gia đình chuẩn bị, sắm sửa sẽ thấy hương vị của Tết thay đổi tinh tế theo tháng năm để phù hợp với nhịp sống đương đại.

Với chị Băng Tâm, 26 tuổi (TP.HCM), Tết năm nay vô cùng đặc biệt vì đây là năm đầu tiên chị ăn Tết ở 2 nhà: nhà mẹ đẻ và nhà chồng. Ngay từ giữa tháng Chạp, chị Tâm đã cùng 2 mẹ "lên đơn" cho cả 2 nhà, đặt mua trước những món ngon mà cả nhà thích với tiêu chí: ngon - chất lượng - tiện lợi. Ngoài các món truyền thống như: bánh chưng, chả giò, vịt nấu măng… theo ý của mẹ, chị Tâm cũng đặt thêm những món chế biến sẵn: tokbokki, mandu, kim chi, xúc xích… kèm thêm mấy gói nước lẩu mà 2 vợ chồng rất thích. Còn lại, sát Tết mẹ chị mới đi chợ mua vài món tươi ngon để làm mâm cơm cúng gia tiên. Nhờ sự đơn giản, hiện đại trong việc chuẩn bị Tết nên chị Tâm không thấy quá bỡ ngỡ và áp lực khi lần đầu tiên ăn Tết ở nhà chồng.

Tết thảnh thơi: Sự dịch chuyển từ 'ăn Tết' sang 'tận hưởng Tết' ảnh 1

"Nhà mình chuẩn bị Tết rất đơn giản, khoảng 10 năm trở lại đây, ba mẹ mình vẫn quan niệm, Tết không cần phải ăn uống cầu kỳ vì ngày nào cũng ăn ngon rồi. Thay vào đó, Tết là ngày sum họp, ưu tiên dành nhiều thời gian cho mọi người tận hưởng không khí Tết, quây quần bên nhau, ai thích ăn gì thì ăn, không cần phải câu nệ Tết phải có món này, món nọ. Thật vui là nhà chồng mình cũng thế, cũng không đặt nặng việc nấu nướng, bày biện mâm cỗ mà quan trọng là ai cũng có thể thoải mái tận hưởng Tết cùng nhau, vừa đủ và thảnh thơi", chị Tâm hào hứng chia sẻ.

Cũng giống nhà chị Tâm, nhiều gia đình hiện đại đã giản tiện hơn việc nấu nướng, bày biện mâm cỗ. Nếu ai thích có thể tự tay làm những món ngon chiêu đãi người thân, bạn bè, nếu ngại bày biện, nấu nướng có thể đặt thêm những món ăn đã được chế biến sẵn, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiện lợi mà vẫn không làm giảm đi những giá trị tinh thần của Tết đoàn viên.

Sự dịch chuyển từ "Ăn Tết" sang "tận hưởng" Tết

Giản tiện trong mua sắm, nấu nướng ngày Tết, một việc tưởng chừng vô cùng đơn giản, dễ dàng với những người phụ nữ hiện đại nhưng để có được điều này là một sự dịch chuyển tâm thức từ "ăn Tết" sang "tận hưởng Tết" của những người bà, người mẹ trong suốt vài chục năm.

Mâm cỗ, mâm cơm ngày Tết của vài mươi năm trước luôn phải "mâm cao, cỗ đầy", những món ngon nhất chỉ dành cho Tết. Vì với nhiều người Việt, hương vị Tết phải có những món ngon đặc trưng mới ra Tết. Vị Tết Bắc nhất định không thể thiếu thịt đông, canh bóng thả, dưa hành, giò thủ, bánh chưng, bánh giầy…; miền Trung là thịt ngâm mắm, bánh tét, tôm chua, bánh thuẫn…; vị Tết của miền Nam thường không thể thiếu bánh tét, củ cải ngâm mắm, canh khổ qua, canh măng, củ kiệu trộn tôm khô, mứt dừa…

Để chuẩn bị đủ đầy hương vị Tết, những người bà, người mẹ có khi dành cả tháng để chuẩn bị dần, món nào cũng muốn làm cho thật nhiều, thật dư dả để cả nhà thưởng thức và còn mang đi biếu bà con thân thích, xóm giềng. Đó không chỉ là sự thơm thảo mà còn hàm ý cầu mong một năm mới sung túc, đủ đầy cho cả gia đình.

Tết thảnh thơi: Sự dịch chuyển từ 'ăn Tết' sang 'tận hưởng Tết' ảnh 2

Những người mẹ, người vợ luôn hết lòng chuẩn bị nhiều món ngon cho Tết, sẵn lòng bày biện, nấu nướng những bữa tiệc đoàn viên, tuy nhiên, điều này cũng vô tình biến những bữa cơm ngày Tết trở thành những áp lực vô hình khiến nhiều người phụ nữ ít được tận hưởng những cái Tết thảnh thơi. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi phải lo đủ thứ từ sắm Tết đến nấu ăn, rửa bát chén… Loay hoay suốt một mùa, Tết đã qua mà cảm giác nghỉ ngơi vẫn chưa đủ.

Cuộc sống ngày càng no đủ, bữa cơm ngày thường đã thừa mứa thịt cá, những món đặc trưng của Tết như bánh chưng, bánh tét, chả giò… cũng được bày bán phổ biến quanh năm nên mâm cỗ Tết, mâm cơm đoàn viên cũng đang dần được tùy biến, không nhất thiết phải đầy đủ những món ăn đặc trưng mà đơn giản là những món ăn chiều theo khẩu vị của các thành viên. Khái niệm ăn tết đang dần dịch chuyển sang chơi Tết, tận hưởng Tết giúp những người mẹ, người vợ cởi bỏ những áp lực vô hình khi giảm đáng kể thời gian loay hoay trong gian bếp.

Tết thảnh thơi: Sự dịch chuyển từ 'ăn Tết' sang 'tận hưởng Tết' ảnh 3

Mâm cơm Tết của nhiều gia đình ngày nay ngoài giò chả, bánh chưng, bánh tét… còn được bổ sung thêm những món ăn tiện lợi, được giới trẻ yêu thích như: xúc xích, thịt xông khói, sủi cảo, tokbokki, kim chi…

Với nhiều gia đình hiện đại, Tết là một kỳ nghỉ dài ngày mà tất cả các thành viên trong gia đình đều được trải nghiệm cảm giác sum vầy thảnh thơi sau một năm làm việc, chạy đua để hoàn thành những kế hoạch, những mục tiêu trong công việc, cuộc sống. Kỳ nghỉ Tết là một khoảng lặng lý tưởng để tạm gác lại những bộn bề mệt mỏi; được ăn những bữa cơm đong đầy tình yêu thương của bà, của mẹ; được cùng nhau dọn dẹp, chăm chút lại nhà cửa, lau dọn bàn thờ gia tiên thể hiện lòng tri ân, hiếu kính; cả nhà quây quần ôn lại một năm cũ đã qua và chào đón một năm mới đến... Tết là những ngày đặc biệt để tận hưởng những cảm giác ấm áp mà những ngày thường bận rộn chúng ta ít có thời gian để cảm nhận một cách trọn vẹn và yêu thương.

Thảnh thơi đón tết, trọn vẹn tiệc vui cùng "người nội trợ tử tế"

Ngoài ra, sự giao thoa ẩm thực và công nghệ chế biến hiện đại đã giúp cho những món ăn đặc trưng của các quốc gia khác trở nên phổ biến trong mọi căn bếp Việt.

Nhờ thế, mâm cơm Tết của nhiều gia đình hiện đại ngày nay ngoài giò chả, bánh chưng, bánh tét… mang đậm phong vị Tết xưa, còn được bổ sung thêm những món ăn hàng ngày, đóng gói tiện lợi, được giới trẻ yêu thích như: xúc xích, thịt xông khói, sủi cảo, tokbokki, mandu, kim chi…

Tết thảnh thơi: Sự dịch chuyển từ 'ăn Tết' sang 'tận hưởng Tết' ảnh 4

Thảnh thơi đón tết, trọn vẹn tiệc vui cùng bộ sản phẩm TH true FOOD bếp Việt - Người nội trợ tử tế

Thấu hiểu nhu cầu của những người phụ nữ hiện đại, Bộ sản phẩm thực phẩm chế biến TH true FOOD bếp Việt - Người nội trợ tử tế của Tập đoàn TH đã trở thành một lựa chọn hoàn hảo giúp phái đẹp có thể dễ dàng làm phong phú thực đơn Tết của gia đình. "Người nội trợ tử tế" được ưa chuộng bởi sự đa dạng trong món ăn và chất lượng sản phẩm, bao gồm: ba chỉ xông khói, chân giò xông khói, xúc xích xông khói, sủi cảo, bánh gạo đa vị đến món ăn kèm như kim chi cải thảo,...

Sản phẩm TH true FOOD là bộ giải pháp giúp những người bà, người mẹ bớt chút tất bật, có thể ngồi thảnh thơi ngồi uống trà, ăn bánh, kể chuyện vui đầu năm, tận hưởng sự chăm sóc của con cháu. Bởi sự sum vầy thật sự là mọi người đều được thảnh thơi, thoải mái để tận hưởng từng thời khắc của Tết. Những mâm cơm ngày Tết vẫn luôn là khoảnh khắc đẹp của sự ấm áp, yêu thương mà chúng ta được là chính mình, cùng vui với gia đình, bạn bè, cùng ôn lại chuyện cũ, kể cho nhau nghe những thành tựu, hay đơn giản là tận hưởng cảm giác thoải mái, yên bình bên nhau.

Tết thảnh thơi: Sự dịch chuyển từ 'ăn Tết' sang 'tận hưởng Tết' ảnh 5

Có "Bếp Việt - Người nội trợ tử tế", mẹ có thể thảnh thơi đón Tết, đừng quên tham gia quay số may mắn từ TH true FOOD để nhận quà khủng từ chương trình: 3 điện thoại iPhone Pro Max, 35 nồi chiên không dầu, 850 voucher trúng thưởng các sản phẩm "Bếp Việt - Người nội trợ tử tế" và 8.000 voucher mua hàng tại TH.

MỚI - NÓNG