Để đảm bảo cho cuộc thử nghiệm lần này thành công, từ ngày 29/5, các kỹ sư đã hoàn tất các khâu chuẩn bị hết sức cẩn thận và đầy đủ. Tàu ngầm mini Trường Sa cũng đã được thay đổi hệ thống không khí tuần hoàn cũ bằng một hệ thống khí tuần hoàn mới hiệu quả hơn, an toàn hơn.
Tàu ngầm mini Trường Sa chuẩn bị lai dắt ra cửa biển chạy thử nghiệm
Hệ thống quan sát của tàu ngầm mini Trường Sa cũng được cải tiến như ống kính tiềm vọng, hệ thống camera được đưa lên tháp điều khiển; đồng thời bổ sung thêm radar quét ngang cho tàu, máy dẫn phát tín hiệu… để phục vụ cho mục đích thử nghiệm.
Chiều ngày 30/5, tàu ngầm mini Trường Sa được lai dắt ra ngoài cửa biển để tiến hành thử nghiệm. Theo dự kiến, tàu lặn trong khoảng độ sâu từ 10 - 20m. Người trực tiếp lái tàu ngầm là doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa, hỗ trợ cùng với ông Hòa là cán bộ công nhân viên công ty cơ khí Quốc Hòa. Đặc biệt trong buổi chạy thử nghiệm lần này, Tiến sĩ Vật lý "Khải Ozon" cũng có mặt.
Tàu ngầm mini Trường Sa được hỗ trợ bởi tàu dân sự và tàu cá
Tàu ngầm mini Trường Sa sẽ có tàu cá, tàu dân sự và xuồng cao tốc của lực lượng Biên phòng đi theo hỗ trợ. Khoảng gần 15h, tàu ngầm mini Trường Sa bắt đầu di chuyển, ban đầu tàu di chuyển chậm, tiến lùi tại một khu vực nhất định.
Tàu ngầm mini Trường Sa chính thức thử nghiệm trên biển
Vào thời điểm chạy thử nghiệm, sóng và gió khá mạnh gây rất nhiều khó khăn cho việc chạy thử nghiệm.
Sau đó, tàu ngầm mini Trường Sa đã chạy thẳng ra cửa biển khu vực phao số 0.
Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa là người trực tiếp điều khiển tàu ngầm
Sau thời gian chạy thử trên biển, tàu ngầm mini Trường Sa chính thực lặn ở vị trí phao số 5. Tuy nhiên, do thời điểm này thủy triều bắt đầu xuống nên tàu chỉ lặn được khoảng 30 phút. Sau cuộc thử nghiệm, tàu ngầm mini Trường Sa được hai tàu cá lai dắt vào cảng Diêm Điền.
Theo Đức Văn