Tàu ngầm nguy hiểm nhất của Mỹ bị tước bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng vẫn rất đáng gờm với Trung Quốc

Tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường USS Ohio tham gia một cuộc tập trận tích hợp ngoài khơi Okinawa, Nhật Bản trong tháng này.
Tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường USS Ohio tham gia một cuộc tập trận tích hợp ngoài khơi Okinawa, Nhật Bản trong tháng này.
TPO - Ra đời từ Chiến tranh Lạnh và được trang bị hỏa lực đủ để phá hủy hàng chục thành phố của Liên Xô chỉ trong một lần tấn công, USS Ohio, tàu ngầm lớn nhất mà Hải quân Mỹ từng đưa ra biển, đã bị tước tên lửa hạt nhân.

Nhưng nó vẫn có thể là nền tảng vũ khí linh hoạt và đáng sợ nhất của Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương.

Khi chính quyền của tổng thống Joe Biden đang thể hiện các cam kết của mình với các đồng minh và chủ trương một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, họ đã đưa ra các tuyên bố với liên quan các khí tài hải quân.

Trong hai tuần qua, Washington đã điều một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường qua eo biển Đài Loan, thể hiện cam kết của Mỹ đối với hòn đảo này. Cũng chính chiếc tàu khu trục này sau đó tiếp tục đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 để thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Washington cũng đã triển khai tập trận với hai tàu sân bay và điều một trong những tàu khu trục mới nhất của họ đến Nhật Bản.

Và tuần trước, Mỹ đã mang đến cho khu vực một cái nhìn mới mẻ về tàu ngầm Ohio, khi con tàu ngầm được trang bị tên lửa dẫn đường có lượng choán nước 18.000 tấn khi nó tham gia các cuộc tập trận với Thủy quân lục chiến Mỹ xung quanh đảo Okinawa của Nhật Bản.

Sidharth Kaushal, một chuyên gia hải quân tại London, mô tả tàu ngầm USS Ohio và các tàu chị em của nó như USS Michigan, USS Florida và USS Georgia, là những phương tiện trung chuyển để đưa tên lửa và binh lính đến gần lãnh thổ của kẻ thù.

Và điều đó có thể có ý nghĩa khi so sánh với những đối thủ như Trung Quốc, nước duy trì khả năng tên lửa chống hạm mạnh mẽ nhưng khả năng phòng thủ chống tàu ngầm vẫn đang được nâng cấp và hoàn thiện.

Mặc dù không còn mang tên lửa hạt nhân, nhưng USS Ohio vẫn chạy bằng năng lượng hạt nhân, cũng như các tàu ngầm khác của Hải quân Mỹ. Được biết đến là một tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường (SSGN) chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu Ohio có một lò phản ứng hạt nhân cung cấp hơi nước cho hai turbine làm quay cánh quạt của con tàu.

Hải quân Mỹ nói tầm hoạt động của tàu là "không giới hạn", thời gian lặn chỉ bị hạn chế khi người ta cần bổ sung nguồn lương thực cho thủy thủ đoàn.

Kích thước và động lực lớn của con tàu ngầm cho phép nó mang theo 154 tên lửa hành trình Tomahawk, nhiều hơn 50% so với một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ và gần gấp 4 lần những tàu ngầm tấn công mới nhất hải quân Mỹ mới được trang bị.

Mỗi quả Tomahawk có thể mang đầu đạn nổ mạnh nặng 450kg.

Carl Schuster, cựu thuyền trưởng hải quân, nay là giám đốc tác chiến tại Trung tâm Tình báo Liên hợp của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết: “SSGN có thể chi viện hỏa lực rất mạnh và rất nhanh chóng.

"154 quả Tomahawk tung ra rất nhiều cú đấm chính xác. Không đối thủ nào của Mỹ có thể phớt lờ mối đe dọa này”.

Trong khi Hải quân Mỹ có thể huy động nhiều tàu khu trục để triển khai tên lửa với số lượng lớn hơn, nhưng như một đơn vị độc lập, khó bị phát hiện, tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio có thể hoạt động một mình và đó là điều rất đáng kể, Bradley Martin cựu thuyền trưởng hải quân, nay là thành viên ban nghiên cứu hải quân tại tổ chức tư vấn RAND Corp, nói.

Theo ông Martin, SSGN vẫn là nền tảng với khả năng lớn triển khai tên lửa thông thường. Tầm quan trọng của dạng hỏa lực này được thể hiện vào tháng 3 năm 2011, khi tàu USS Florida bắn gần 100 quả Tomahawk vào các mục tiêu ở Libya trong Chiến dịch Odyssey Dawn. Cuộc tấn công đánh dấu lần đầu tiên các SSGN được sử dụng trong chiến đấu.

Tuy nhiên, Libya không phải là Trung Quốc và Hải quân Giải phóng Quân Nhân dân (PLAN) có khả năng tác chiến chống tàu ngầm mà Libya không có.

Bắc Kinh đã và đang đầu tư nguồn lực đáng kể vào hạm đội máy bay săn ngầm và khinh hạm cùng hàng chục tàu ngầm, tất cả đều nhằm mục đích đánh chìm tàu ngầm đối phương.

Nhưng Trung Quốc vẫn đang phải nỗ lực nếu muốn bắt kịp Mỹ. Đó không phải là sức mạnh tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh - và trong tác chiến săn ngầm, số lượng trang bị vũ khí cần được bổ sung kèm kinh nghiệm.

Chuyên gia hải quân Kaushal nói: "Câu hỏi liệu họ có thể làm như vậy hay không còn tùy các khí tài này được kết nối mạng tốt như thế nào và các nhà khai thác được đào tạo tốt như thế nào. Ý kiến của các nhà phân tích về tiến bộ của PLAN trong lĩnh vực này khá khác nhau" .

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.