Tăng trưởng sẽ cao, nếu…

ĐBQH Trần Hoàng Ngân
ĐBQH Trần Hoàng Ngân
TP - Việc Quốc hội “chốt” mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là 6,7% cũng khiến cho một số đại biểu băn khoăn cho rằng “khó khả thi”. Tuy nhiên, nếu nhìn lại, soi rọi cho kỹ thì thấy mục tiêu đó là hoàn toàn có cơ sở, vì động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế còn rất nhiều.

Đơn cử như trong năm 2016, chúng ta tiếp tục thực hiện quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện ba đột phá chiến lược… Tất cả các giải pháp đó đều đã và đang diễn ra có hiệu quả. Điểm tích cực có thể nhìn thấy rõ là tổng vốn đầu tư toàn xã hội đang ngày một tăng lên, trong đó nguồn vốn từ khu vực tư nhân đã tăng từ mức 40% trong năm 2015 lên 46% vào năm 2016. 

Bên cạnh đó, sau một thời gian chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện đầu tư kinh doanh, thì số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại làm việc đã tăng lên; số doanh nghiệp đăng ký mới  cũng tăng cao cả về quy mô và nguồn vốn…  Tất cả những cái đó hòa quyện với nhau và nếu thực hiện có hiệu quả thì chắc chắc mức tăng trưởng 6,7% hoàn toàn có thể đạt được.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận là không phải cứ có cơ sở là có thể hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%. Muốn đạt được mục tiêu đó thì đòi hỏi nhạc trưởng, tức là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ban ngành, địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội. 

Chính phủ cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp… Thực tế qua theo dõi cho thấy, các giải pháp cải thiện, cải cách trên đã phát huy rất nhiều hiệu quả, tháo gỡ được nhiều rào cản, nhiều điểm nghẽn và được doanh nghiệp, người dân đánh giá rất cao trong thời gian qua.

 Tuy nhiên, những hiệu quả đó phần nhiều mới phát huy ở cấp Trung ương, còn ở các tỉnh, thành, cấp huyện, cấp xã thì vẫn hạn chế. Tình trạng gây khó, nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp ở các địa phương là vẫn còn. Do đó, thời gian tới Chính phủ phải chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để việc cải cách thủ tục hành chính diễn ra thực sự sâu, rộng ở khắp 63 tỉnh, thành. Có như thế mới tạo ra động lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở tất cả 63 tỉnh, thành và của cả nước.

Một vấn đề khác đỏi hỏi Chính phủ phải hết sức lưu tâm là thực hiện có hiệu quả kỷ luật, kỷ cương tài chính và phải giữ cho được trần nợ công. Bên cạnh đó, đối với một số lĩnh vực đang có nhiều tiềm năng phát triển như nông nghiệp và du lịch thì phải được quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa. Đặc biệt, đối với nông nghiệp là một lĩnh vực tiềm năng và lợi thế còn rất lớn. Cho nên Chính phủ phải đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất theo hình thức sản xuất lớn và mang tính chuyên nghiệp. Đầu vào và đầu ra đều theo quy chuẩn, quy trình, không còn lo cảnh “được mùa rớt giá”.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh)

MỚI - NÓNG
Công nương Nhật Bản qua đời
Công nương Nhật Bản qua đời
TPO - The Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024. 
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.