Chống tham nhũng khó khăn vì thiếu “chân rết”

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí
TPO - Do chỉ được thành lập ở cấp Trung ương, không có nhiều đầu mối, không có lực lượng trinh sát, “chân rết” nhưng địa bàn hoạt động từ cấp tỉnh, huyện đến hơn 11.000 xã, phường trong cả nước, nên VKSND Tối cao cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng gặp nhiều khó khăn.   

Ngày 28/10, Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2016. Trong đó nhấn mạnh, năm 2016, hoạt động của các loại tội phạm đã được kiềm chế, số vụ án khởi tố mới là 70.430 vụ, 102.441 bị can, giảm 2,79%  số vụ so với 2015.

Về tội phạm xâm phạm trật tự xã hội đã phát hiện, khởi tố điều tra  42.846 vụ, 64.165 bị can. Trong đó, số tội giết người giảm 8,11%, hiếp dâm giảm 27,56%, cưỡng đoạt tài sản giảm 8,02%...

Tội phạm có tổ chức, nhất là đâm thuê chém mướn, truy sát nhau… có dấu hiệu phức tạp trở lạ. Trong khi đó, số vụ chống người thi hành công vụ tuy giảm nhưng hành vi ngày càng manh động, liều lĩnh.

Về tội phạm kinh tế tham nhũng, báo cáo cho biết, đã phát hiện khởi tố điều tra 1.284 vụ, 2.025 bị can; về tội phạm xâm phạm quản lý, xâm phạm trật tự xã hội kinh tế, 182 vụ, 374 bị can  tội phạm tham nhũng... Qua điều tra cho thấy, hành vi của các loại tội phạm này ngày càng tinh vi, nhất là trên các lĩnh vực tài chính ngân hàng, thuế, đầu tư công, quản lý sử dụng đất đai...

Đề cập đến những khó khăn về chống tham nhũng, tiêu cực và các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, theo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, Bộ luật hình sự 2015 và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định trách nhiệm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao rất nặng nề, áp lực rất lớn.

Về thẩm quyền điều tra gồm có 24 tội xâm phạm hoạt động tư pháp; 7 tội về tham nhũng, 7 tội chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Như vậy, thẩm quyền điều tra tăng từ 14 tội danh trước đây lên 38 tội danh (tăng gấp 3 lần).

Về đối tượng phạm tội, theo Viện kiểm sát, không chỉ có cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp như trước đây mà đã mở rộng đến các chủ thể khác, như: người phiên dịch, người giám định, người bào chữa, công an xã, phường…

Về phạm vi, Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ được thành lập ở cấp Trung ương, không có nhiều đầu mối, không có lực lượng trinh sát, “chân rết” nhưng địa bàn hoạt động từ cấp tỉnh, huyện đến hơn 11.000 xã, phường trong cả nước.

Với khối lượng công việc có thể tăng lên đột biến, theo Viện kiểm sát, đây là thách thức lớn đối với Cơ quan điều tra VKSND tối cao, cần phải tăng cả về số lượng, chất lượng Điều tra viên. Trong khi cơ chế chính sách hiện nay rất khó tuyển chọn được người giỏi để thực hiện nhiệm vụ khó khăn này; mặt khác, do chưa được trang bị công cụ hỗ trợ, vũ khí cần thiết; chính sách chế độ lương, phụ cấp rất hạn chế so với các cơ quan điều tra chuyên trách khác.

Viện KSNDTC Kiến nghị Quá trình sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng cần nghiên cứu xây dựng cơ chế, phân công cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cần có quy định khuyến khích người phạm tội nộp lại tài sản phạm tội, bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng và việc thu hồi tài sản tham nhũng.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.