TPO - UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) vừa có quyết định đầu tư gần 100 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo di tích lăng vua Tự Đức (Khiêm Lăng), nơi yên nghỉ của vị vua thứ 4 triều Nguyễn. Đây là một trong những khu lăng tẩm có cảnh quan, kiến trúc thuộc vào loại đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn.
TPO - Theo truyền thuyết, giếng Hàm Long không chỉ gắn với lịch sử chùa Báo Quốc - ngôi cổ tự nổi tiếng xứ Huế, mà nguồn nước nơi đây còn được dùng để dâng tiến lên các vua, chúa Nguyễn nên còn có tên là “giếng cấm”.
TPO - Lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Hoàng cung Huế được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phục dựng và tổ chức vào ngày 2/2 (23 tháng Chạp), nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch mừng Xuân Giáp Thìn 2024.
TPO - Gần 140 năm trước, tại Huế từng xảy ra biến cố thất thủ kinh đô khiến nhiều quan binh, đồng bào vong mạng trước sự tấn công của quân Pháp. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế âm hồn, tưởng niệm các vong linh nhân kỷ niệm sự kiện lịch sử này.
TPO - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập văn bằng và những tài liệu quý dưới triều Nguyễn nhân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
TPO - Theo lãnh đạo Sở Du lịch TT-Huế, sau khi thanh tra chuyên ngành vào cuộc xác minh và có kết quả cụ thể về việc một hướng dẫn viên phát ngôn “quá đà”, gây bức xúc về các bậc tiền nhân thuộc triều Nguyễn, đơn vị sẽ nhắc nhở, yêu cầu cá nhân liên quan rút kinh nghiệm để việc cung cấp thông tin về lịch sử cho du khách đảm bảo thuần phong mỹ tục, chuẩn mực và nằm trong giới hạn cho phép.
TPO - Trong khuôn khổ chương trình Tết Huế 2023, “Dâng tiến hương Xuân" là lễ rước tái hiện lại nghi lễ “Tiến cung” - dâng cúng sản phẩm đặc sắc của địa phương lên các vị vua triều Nguyễn vào dịp năm mới. Nghi lễ diễn ra vào ngày 16/1 tại Đại Nội Huế.
TPO - Lễ dựng nêu (Thướng tiêu) tại di tích Triệu Tổ miếu và Thế Tổ miếu bên trong Đại nội Huế nhằm tái hiện nghi lễ xưa của triều đình nhà Nguyễn vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một trong những nghi lễ đầu tiên thuộc chuỗi hoạt động đón chào năm mới tại Hoàng cung xưa.
TPO - 32 phiên bản kim ấn triều Nguyễn do bàn tay tài hoa của nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) chế tác đã được ra mắt tại Huế, nhân hưởng ứng sự kiện tuần lễ Festival Huế 2022 và chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
TPO - Sau khi đại trùng tu chùa Từ Đàm cách đây nhiều năm, một tấm văn bia bằng chữ quốc ngữ lược ghi quá trình hình thành, tồn tại, vai trò, các tên gọi của ngôi cổ tự nổi tiếng xứ Huế… đã được thiết đặt cạnh cổng chùa. Tuy nhiên, trong tấm văn bia lại khắc sai tên một vị vua nhà Nguyễn.
TPO - Ông là một quan viên, là một trong những người sáng lập Hội Khai trí tiến đức và Hội Nam kỳ tương tế ở Hà Nội và được xem là người đề xướng ngày quốc tế (tức ngày tế lễ quốc gia) 10 tháng Ba âm lịch hàng năm là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
TPO - An Định cung là khu cung điện nổi tiếng tọa lạc bên bờ sông An Cựu, trên trục đường Phan Đình Phùng, TP Huế ngày nay. Nơi đây từng là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử cho đến lúc trở thành hoàng đế. Sau này, biệt cung được vua Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây khi đã thoái vị.
TPO - Cửu đỉnh triều Nguyễn là bảo vật quốc gia dạng độc bản, có một mà không có hai. Được khởi tạo dưới thời vua Minh Mạng, trải qua quãng thời gian 200 năm với bao biến thiên thời cuộc, Cửu đỉnh đến nay vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.
TPO - Công trình Quốc Tử giám tại Huế là di tích trường đại học thời phong kiến còn tồn tại nguyên vẹn ở Việt Nam, mang giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa. Di tích đã được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới của UNESCO cùng hệ thống di tích Cung đình triều Nguyễn.
TPO - Đàn Nam Giao là nơi các vua Nguyễn làm lễ tế trời. Đây là ngôi đàn tế trời duy nhất ở Việt Nam còn nguyên vẹn về không gian, kiến trúc, với rừng thông xanh bao bọc chung quanh.
TPO - Nằm trong khuôn viên ngôi cổ tự Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, thành phố Huế) có một khu lăng mộ đặc biệt đầy huyền bí, được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 19. Đó là nơi yên giấc nghìn thu của những vị thái giám triều Nguyễn.
TPO - Ông là vị vua với câu nói nổi tiếng “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ” và cũng là vị vua đậm chất Tây. Ông cũng học đại học tại Pháp.
TPO - Bà Lê Thị Dinh, cung nữ cuối cùng và là “cung nữ đặc biệt” của triều Nguyễn vừa qua đời tại Huế, hưởng thọ 102 tuổi. Trước đó, bà đã để lại di nguyện đầy cảm động cho con cháu.
TPO - Nước màu đen ngòm, rác thải chất ứa tụ lại tại cống thoát nước, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến cuộc sống hàng ngàn người dân lân cận hào Thành cổ Vinh bị đảo lộn. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang xảy ra tại di tích bậc nhất đô thị loại I này.
TPO - Nhà Nguyễn trải qua 9 chúa, 13 vua hẳn đa phần đều biết. Và có lẽ đa phần cũng tỏ rằng người mở đầu nghiệp chúa, cũng như tạo lập nên đất Đàng Trong là chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Ấy nhưng, ai là người đã sắp xếp, tạo điều kiện cho cuộc Nam tiến ấy? Đó là Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Bảo.
TPO - Sau khi tiếp nhận thông tin một phần lăng mộ mẹ vua Dục Đức (nhà Nguyễn) bị kẻ gian phá hoại, chính quyền phường đã đề nghị công an vào cuộc. Khu lăng mộ mẹ vua bị xâm hại nghi do kẻ xấu đào tìm vàng bạc, châu báu.
TPO - Sáng 10/8, tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, chiếc ngai vua triều Nguyễn sau một thời gian di chuyển đến nơi bảo quản để tu sửa cấp thiết điện Thái Hòa (thuộc Hoàng thành Huế) vừa được đưa về lại vị trí cũ.
TPO - Hai Sở Văn hóa & Thể thao TT-Huế và Đà Nẵng đều nhận thấy việc bảo tồn và phát huy giá trị của Hải Vân quan là hết sức cấp thiết, do công trình bị xuống cấp trầm trọng, môi trường du lịch nơi đây bị ảnh hưởng và thiếu bảo đảm.
TPO - Ngày 16/9, tại thành phố Huế diễn ra hội thảo quốc tế “Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức, với sự tham dự của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia trùng tu di tích quốc tế, lãnh đạo địa phương, cơ quan chuyên môn.