Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang hướng đến mục tiêu trở thành đô thị thông minh và bền vững vào năm 2030. Để hiện thực hóa được các mục tiêu này, chuyển đổi số trong quản lý giáo dục trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tối ưu hóa công tác quản lý, và cải thiện dịch vụ dạy học trên toàn thành phố.
TPO - Hai thủ khoa ngành Công nghệ Giáo dục, Ngô Thị Hoàng Anh (trường ĐH Giáo dục - ĐHQG HN) và Đỗ Minh Trí (Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục - trước là Viện Sư phạm kỹ thuật, ĐH Bách khoa Hà Nội) đều có một điểm chung là xuất phát điểm không mấy thuận lợi. Hoàng Anh từng trượt 10 nguyện vọng đại học, còn Trí từng chưa có nhiều hình dung về Công nghệ Giáo dục. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm và đam mê, cả hai đã vượt qua khó khăn để đạt được thành công rực rỡ.
Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG TPHCM vừa trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành cho Trường ĐH Mở TPHCM.
TP - Một số góc khuất trong xuất bản phát hành sách giáo khoa (SGK) đã được cơ quan thanh tra chỉ ra. Dư luận hy vọng khi các thông tin được minh bạch, cùng với chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan liên quan, giá SGK sẽ giảm trong thời gian tới.
TPO - Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 6 bậc so với năm 2020 (dù vẫn xếp sau một số nước trong khu vực Đông Nam Á).
TP - Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (chương trình 9+5) với 10 ngành nghề trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và dịch vụ, với khoảng 4.000 chỉ tiêu. Theo các chuyên gia, có nhiều điểm chưa hợp lý.
TPO - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho rằng, ngành Giáo dục Thủ đô tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, giữ vững vị thế nằm trong tốp các địa phương dẫn đầu về chất lượng giáo dục.
TP - Đề án 89 của Chính phủ về nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 đã chính thức đi vào thực tế. Tuy nhiên, việc các đề án hàng nghìn tỷ đồng trước đó về đào tạo tiến sĩ cho các trường đều không đạt được như mong muốn đang khiến dư luận băn khoăn.
TPO - Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) được xếp TOP 200 đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới trong bảng xếp hạng các đại học có ảnh hưởng nhất toàn cầu năm 2020 (THE Impact Rankings).
TP - Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” sáng 16/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ LĐTB&XH suy nghĩ thiết kế và đề xuất một “hiệp ước xã hội”…
TP - Học sinh học xong lớp 12 sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Những em có nhu cầu cấp bằng tốt nghiệp mới đăng ký thi THPT quốc gia. Đây là điểm mới được Bộ GD&ĐT đưa ra trong dự thảo đề xuất phương án thi sau năm 2020. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn về giá trị của giấy chứng nhận cũng như cơ hội học tập của học sinh.
TP - Ðảm bảo chất lượng là một yêu cầu không thể thiếu đối với các cơ sở giáo dục trong quá trình phát triển của mình, nhất là trong điều kiện xã hội ngày càng quan tâm đến chất lượng của các cơ sở giáo dục thông qua các kết quả kiểm định.
Sáng 12/4, Trường đại học Lạc Hồng long trọng tổ chức lễ đón nhận Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
TPO - Trường ĐH Lâm nghiệp vừa chính thức được trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục từ Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội.
TP - Với ngành giáo dục, năm qua như một năm bản lề với đổi mới giáo dục phổ thông, siết chặt chất lượng với giáo dục ĐH. Tuy nhiên, vẫn còn đó những đầu việc bộn bề, dang dở mà ngành giáo dục phải làm trong năm 2018 để tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển, xứng với kỳ vọng của toàn xã hội.
TP - Đã đến lúc, ngành sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng, đây vừa là trách nhiệm chính trị vừa là trách nhiệm xã hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
TPO - GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn khoa học-giáo dục-môi trường UBTW MTTQ Việt Nam cho rằng việc xếp lương giáo viên vào thang bảng lương ở bậc cao nhất là hợp lý. Tuy nhiên, tính khả thi của đề xuất này trong bối cảnh hiện nay là rất thấp.
TP - Nếu không tăng lương để đảm bảo đời sống cho giáo viên, sẽ khó thu hút được người giỏi vào nghề sư phạm và lâu dài, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ thất bại. PGS TS Vũ Trọng Rỹ, Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam nhận định.
TP - Thực trạng đáng buồn với đội ngũ 1,2 triệu người đang đảm đương sứ mệnh cao cả “trồng người”, đó là nhiều thầy cô đang phải chật vật kiếm sống. Mức lương của giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học mới ra trường chỉ vỏn vẹn 3,2 triệu đồng, thua xa thu nhập của một bác xe ôm hay bà bán trà đá vỉa hè Hà Nội.
TPO - Chiều qua 2/12, ông Lê Mỹ Phong, phụ trách phòng Kiểm định chất lượng giáo dục, Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT đã trao đổi với báo chí xung quanh câu chuyện hai trường ĐH là Tôn Đức Thắng và ĐH Kinh doanh và Công nghệ không hợp tác trong việc thẩm định, xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng (ĐBCL) vừa qua.
TPO - Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, đến ngày 30/6/2017 đã có 208 cơ sở giáo dục đại học được thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng năm 2017. Cá biệt có 2 cơ sở giáo dục đại học không hợp tác để thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng.
TP - Tại diễn đàn giáo dục 2017 do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT và UNESCO tổ chức hôm qua 19/9, bức tranh toàn cảnh giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 2011-2015 lần đầu được công bố.
TPO - Những năm qua việc đổi mới phương thức quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh được đẩy mạnh. Nhưng buồn thay, chất lượng dạy học thực chất vẫn chẳng thay đổi được bao nhiêu, có chăng chỉ thay đổi trên bình diện hình thức, thậm chí có vùng miền càng đổi mới, chất lượng càng bi đát.
TPO - Thông tin do Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đưa ra tại cuộc họp về tình hình kinh tế xã hội và thu chi ngân sách tháng 8 và 8 tháng đầu năm diễn ra sáng nay (5/9).
TPO - Chiều 20/5, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM tổ chức lễ “Công bố Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học; trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục và lộ trình xây dựng nền tảng đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp”.
TPO - Cần chuẩn bị tâm lý và xây dựng kế hoạch học thi thật tốt để có thời gian bồi dưỡng kiến thức; nắm vững kiến thức căn bản và có phương pháp tổng hợp kiến thức... là những kinh nghiệm được các thủ khoa đầu vào năm học 2015-2016 của nhiều trường đại học tiêu biểu trên toàn quốc chia sẻ.
TP - Sau cuộc thảo luận về tiêu chí điểm sàn ở Hà Nội các chuyên gia cho ra một ý tưởng về 4 mức điểm sàn khác nhau cho kỳ thi tuyển sinh năm 2014. Ngày 24/3/2014, ngành GD&ĐT lại tiến hành một cuộc bàn thảo tương tự tại TPHCM, bàn về điểm sàn mới.
TP - Năm học này, cùng với việc thực thi Luật giáo dục đại học, ngành GD&ĐT đứng trước hai câu hỏi lớn: chất lượng và hòa nhập hệ thống văn bằng với cộng đồng Asean để chuẩn bị cho thời điểm 2015 khi người lao động Việt Nam có thể dịch chuyển lao động trong nội khối 10 nước.