TPO - Cây lim xanh từng bị chặt một phần gốc ở Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa) có tuổi đời gần 700 năm, được người dân địa phương coi là báu vật tâm linh.
TPO - Bên dòng sông Ô Lâu uốn lượn hiền hòa như vòng tay chở che xóm làng qua năm tháng, vùng đất nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều nét xưa độc đáo về kiến trúc, văn hóa, nghề truyền thống, nếp sống, phong tục, lễ hội, cảnh quan, cây di sản… khiến làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế) càng trở nên độc đáo, đặc biệt.
TPO - Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa tổ chức họp và xét duyệt 45 cây lâu năm của 6 tỉnh, thành phố đủ điều kiện được công nhận là cây di sản Việt Nam. PGS.TS Trần Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam - khẳng định đợt xét công nhận cây di sản lần này có một số điểm đặc biệt.
TPO - Khu rừng có rất nhiều cây đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận cây di sản Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay khu rừng chỉ cấp chứng nhận cho 39 cây vì nằm gần đường giao thông, thuận lợi cho khách du lịch đến thăm quan.
TPO - Quần thể 9 cây giáng hương ấn hàng trăm năm qua tỏa bóng mát che chở dân làng qua những mùa nắng nóng vừa được công nhận là Cây Di sản, trở thành là niềm tự hào của người dân xứ Quảng.
Cây gạo "đại thụ" ước chừng hơn 500 tuổi được người dân xem là báu vật thiêng liêng, vô giá, gắn bó biết bao thăng trầm của lịch sử vừa được công nhận là cây di sản đầu tiên của tỉnh Quảng Bình.
TPO - Cây thị cổ thụ có tuổi đời hơn 700 tuổi ở xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là cây di sản Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết về cuộc kháng chiến đánh giặc Minh của Lê Lợi.
TPO - Năm cây thị có tuổi đời gần 700 tuổi cao hàng chục mét, tỏa bóng mát một vùng rộng lớn, từng là nơi trú ẩn của bộ đội trong thời chiến tranh. Hiện, năm cây thị đã được công nhận là Cây di sản vào năm 2011.
TP - Từ năm 2010 đến nay, hàng ngàn cây cổ thụ trong cả nước đã được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận, vinh danh là cây Di sản Việt Nam. Đây là thành tích đáng kể trong việc bảo tồn tại chỗ đa dạng loài cây và gen thực vật của nước ta. Tuy nhiên, có một số cây sau khi được công nhận, vinh danh đã suy giảm dần sức sống và bị chết. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay cần phải có giải pháp chăm sóc sức khỏe nhằm kéo dài tuổi thọ cho cây di sản sau khi được vinh danh.
TP - Quá trình đô thị hóa, đất công bị lấn chiếm để làm nhà ở và cho các mục đích khác nên không gian sinh trưởng của các cây di sản bị thu hẹp. Để bảo tồn, gìn giữ giá trị tinh thần cho thế hệ mai sau, nhiều người đã bỏ công, hiến đất cho những đại lão mộc tiếp tục sinh tồn.
TP - Nhiều đời nay, người dân Cam Lâm thuộc làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) luôn coi rặng duối này là “bậc thánh linh” của làng. Theo huyền tích, rặng duối là nơi vua Ngô Quyền từng buộc voi chiến, ngựa chiến sau những lần tập trận để chuẩn bị tiến về vùng cửa sông Bạch Đằng đánh đuổi quân Nam Hán, chấm dứt một ngàn năm Bắc thuộc.
TP - Cây gạo cổ thụ ở xã Diễn Kim (huyện Diễn Châu, Nghệ An) “lâm bệnh” hai năm nay. Khi cây lụi dần, dân làng bàn nhau phun thuốc nhưng “cụ” không hồi phục. Sau đó, họ quyết định góp tiền, mời chuyên gia về bắt bệnh, cứu chữa với mong muốn giữ lại nét văn hóa của làng quê.
TP - Vùng chè cổ thụ xã Sùng Đô (Văn Chấn, Yên Bái) nằm ở hai thôn Làng Mảnh và Giàng Pằng, trên độ cao từ 1.500- 1.700m, cạnh khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Những cây chè cổ thụ quý hiếm mọc hoang chưa hề bị tác động bởi con người, bị lãng quên từ hàng chục năm vừa mới được phát lộ.
Nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi bỗng nhiên rụng lá, héo khô rồi chết bất thường trong sự nuối tiếc của người dân. Điều đáng nói, đa phần cây chết sau khi được phong “Cây Di sản Việt Nam”.
TPO - Cây thị và cây gạo nằm trong khuôn viên chùa Đống Phúc (Quảng Yên, Quảng Ninh) vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao bằng công nhận Cây di sản Việt Nam.
TPO - Sau 2 năm được rất nhiều nhà khoa học vào cuộc cứu chữa, một cây Long não di sản đã chết và được cắt, bứng khỏi nơi nó đã tỏa bóng hơn một trăm năm qua.
TPO - Ngày 4/12, ông Bùi Văn Quý, giám đốc Cty Môi trường và đô thị Đắk Lắk cho biết, cây long não (cây di sản Việt Nam) trong khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk đã chết khô sau hơn 8 tháng chữa trị “bệnh” nấm.
TPO - Trong báo cáo mới trình Thủ tướng, lãnh đạo Bộ VHTTDL kiến nghị Chính phủ xem xét quan điểm chấn chỉnh việc công nhận, tôn vinh, vinh danh không đúng quy định pháp luật.
TPO - Đây là cây lim xanh cổ thụ đã tồn tại nhiều đời nay ở xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang chính thức đón nhận Bằng công nhận cây di sản Việt Nam trong ngày 14/2.
TPO - Những cây di sản rợp bóng trên các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn như những chứng nhân xanh cho sự hiện diện, làm chủ từ lâu nay của người Việt ở quần đảo Trường Sa.
TPO - Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp và xét công nhận 15 cây cổ thụ ở các tỉnh, thành phố Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Phòng là Cây Di sản Việt Nam. Trong đó cây Lim xanh khổng lồ ở Bắc Giang có tuổi đời cao nhất, hơn 1.100 năm.
TP - Ngày 19/7, ông Bh’ling Mia - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết: Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) vừa có quyết định công nhận quần thể 725 cây Pơmu khu vực xã A Xan và Tr’hy của huyện Tây Giang là Rừng cây di sản Việt Nam.
TP - Sáng 1/6/2015, UBND tỉnh Đắk Lắk, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức lễ vinh danh, gắn biển công bố cây bồ đề 132 tuổi ở buôn Yang Lành, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn là Cây di sản Việt Nam.