TPO - Bãi ngầm Tư Chính là một phần của thềm lục địa Việt Nam và được xác lập hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Việt Nam đang và sẽ kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trên vùng biển của mình.
TPO - Ngày 15/7, liên quan đến Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về lập trường của Mỹ đối với các yêu sách biển ở biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng vừa cho biết quan điểm của Việt Nam.
TPO - Vừa có thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc 35111 sau khi đi vào quần đảo Natuna của Indonesia đã di chuyển vào khu vực thềm lục địa phía nam của Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đang xác minh thông tin này.
TPO - Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho biết, nhiều ý kiến cử tri đã đề nghị không chỉ kiện Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính mà phải đưa toàn bộ các hoạt động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, xây dựng trái phép, quân sự hoá nhiều đảo Biển Đông suốt thời gian vừa qua ra tòa quốc tế.
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho rằng, những diễn biến xảy ra gần đây cho thấy, tình hình ở Biển Đông vẫn phức tạp.
TPO - Thông qua nhiều hoạt động trái phép lặp đi lặp lại và quân sự hóa các cấu trúc tranh chấp, Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục có hành động để ngăn chặn các nước thành viên Asean tiếp cận trữ lượng tài nguyên trị giá 2,5 nghìn tỷ USD.
TP - Trong một tuyên bố mạnh mẽ hiếm thấy, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 26/8 cáo buộc Bắc Kinh sử dụng “chiến thuật bắt nạt” trên biển Đông, dẫn ra chuyện nước này “can thiệp cưỡng ép” vào hoạt động dầu khí trong vùng biển của Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đang muốn gửi đi một tín hiệu nguy hiểm.
TP - Khu vực biển của Việt Nam mà nhóm tàu Trung Quốc Hải Dương 8 vi phạm không nằm trong bất cứ vùng tranh chấp nào. Trung Quốc vẫn kiếm chuyện để ép các nước chấp nhận cùng khai thác, bất chấp thực tế là Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý.
TPO - Việc Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí của Việt Nam trong vùng biển Việt Nam khiến cộng đồng quốc tế phải nghiêm túc nhìn nhận lại cam kết của Bắc Kinh đối với giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình, Reuters đưa tin ngày 22/8.
TPO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng vừa trả lời câu hỏi của phóng viên trong và ngoài nước về việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trở lại hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
TPO - Trước các hành động phi pháp của nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc gần bãi Tư Chính của Việt Nam và của các tàu Trung Quốc khác gần đảo Thị Tứ, nhà báo Philippines Jaime Laude vừa gửi bài viết cho Tiền Phong, dẫn lời giới chức nước này rằng, thật khó lường các mưu đồ và động thái của Bắc Kinh trên biển Đông.
TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 8/8, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) nói rằng, các nỗ lực đấu tranh bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam và sức mạnh của cộng đồng quốc tế ít nhiều có tác dụng với các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.
TPO - Hội Nghề cá Việt Nam vừa lên tiếng phản đối nhóm tàu kháo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam biển Đông (gần bãi Tư chính - Việt Nam), gây cản trở công việc khai thác hải sản của ngư dân Việt Nam tại vùng biển này.
TPO - Trung Quốc sẽ sử dụng tàu nghiên cứu mới để củng cố yêu sách chủ quyền trên biển Đông, báo Hong Kong South China Morning Post (SCMP) đưa tin ngày 27/7, trong khi Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ lên án việc nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc đang vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
TPO - Sau 3 năm Tòa trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại những đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên biển Đông, một sự thực càng trở nên rõ ràng là Bắc Kinh hoàn toàn không có ý định tuân thủ luật pháp quốc tế.
TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales – Úc), khẳng định, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, Trung Quốc không được tự ý khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.