Sửa Hiến pháp: Cần phân định rõ quyền của dân

Sửa Hiến pháp: Cần phân định rõ quyền của dân
TP - Hôm qua, Quốc hội đã thảo luận về chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp.

> Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là cần thiết

Đại biểu Trần Du Lịch Ảnh: Hồng Vĩnh
Đại biểu Trần Du Lịch. Ảnh: Hồng Vĩnh .

Theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), việc sửa đổi Hiến pháp 1992 để thể chế hóa kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội Đảng XI; ghi nhận những thành quả của cách mạng và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau 25 năm đổi mới…

UBTVQH đề nghị QH tại kỳ họp này ban hành nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch ủy ban này.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, sẽ phấn đấu trình Quốc hội dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần thứ nhất vào kỳ họp cuối năm 2012. Sau đó tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân trong thời gian 2 tháng, từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2013. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến hoàn chỉnh dự thảo và trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào giữa năm 2013.

Sửa Hiến pháp: Cần phân định rõ quyền của dân ảnh 2
 

Thảo luận về nội dung này, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) cho rằng, lộ trình như vậy là quá gấp, thời gian tổng kết việc thực hiện Hiến pháp 1992 chỉ có 4 tháng. Về nội dung sửa đổi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng, cần tập trung nghiên cứu sửa đổi chương về bộ máy nhà nước. Trong đó, phải giải mã rạch ròi “quyền lực nhà nước là thống nhất”.

Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) đồng tình, Hiến pháp quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thì phải phân định rõ ràng quyền của dân nằm ở đâu. Trong việc sửa đổi lần này nên làm rõ vấn đề dân ủy quyền cho Quốc hội đến đâu, trong phạm vi nào. Còn lại, phạm vi nào là người dân trực tiếp quyết định.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.