“Sốt vé” xem trận Việt Nam – Malaysia

“Sốt vé” xem trận Việt Nam – Malaysia
Đấy là nhận định của ông Nguyễn Viết Thu, TGĐ Cy CP VFD, đơn vị phối hợp cùng VFF tiến hành phân phối và quản lý công tác bán vé trận bán kết lượt về AFF Suzuki Cup 2010 giữa Việt Nam và Malaysia vào ngày 18/12 tới đây.
Cảnh tượng èo uột này chắc chắn sẽ không xuất hiện khi vé trận Việt Nam – Malaysia được bán ra thị trường
Cảnh tượng èo uột này chắc chắn sẽ không xuất hiện khi vé trận Việt Nam – Malaysia được bán ra thị trường .

Theo ông Thu, cũng vì dự báo tình hình vé sẽ căng như vậy nên chiều ngày 14/12 sắp tới, tức là 2 ngày trước khi mở cửa kênh bán vé trực tiếp tại SVĐ QG Mỹ Đình, BTC sẽ tiến hành họp bàn về công tác an ninh.

Cũng như mọi lần, lực lượng CSCĐ sẽ chịu trách nhiệm chính để giám sát và bảo vệ an ninh an toàn để việc mua vé của CĐV diễn ra thật suôn sẻ, còn công an huyện Từ Liêm sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ vòng ngoài. Vẫn với cách phát tíc-kê để mỗi người được mua tối đa là 02 vé, ông Thu hy vọng kênh bán vé này sẽ giúp người hâm mộ VN thoả mãn phần nào nhu cầu vào sân để theo dõi trực tiếp trận Việt Nam – Malaysia.

Ông Thu dự đoán, chỉ trong khoảng 2 tới 3 giờ đồng hồ, số vé được bán trực tiếp cho CĐV sẽ được tiêu thụ sạch sẽ, hệt như 2 lần bán vé trước đây ở trận Việt Nam – Brazil và trận chung kết lượt về AFF Suzuki Cup hồi năm 2008. Lần này, theo ông Thu, hiện tượng các đại lý bán vé với giá cao hơn mệnh giá thực như một số ý kiến đã phản ánh từ vòng bảng chắc chắn sẽ không xảy ra, bởi ở mỗi quầy bán vé trực tiếp tại Mỹ Đình sẽ có nhân viên của VFF trực tiếp giám sát.

Đối với kênh bán vé qua mạng Internet, ông Thu cho biết các vấn đề về kỹ thuật đã được chuẩn bị sẵn sàng, nhưng theo ông Thu, hệ thống của VFD chỉ có thể chịu đựng được số lượng 7.000 hoặc 8.000 người online cùng lúc, còn nếu nhiều hơn sẽ có nguy cơ xảy ra quá tải. Vì thế, cho tới lúc này, VFD vẫn chưa có kế hoạch chính thức về việc sẽ đưa vé lên vào những thời điểm nào, mà tất cả vẫn phải phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật.

Ở vòng bảng AFF Suzuki Cup 2010, kênh bán vé qua mạng Internet đã hoạt động nhưng số lượng vé bán được không nhiều, ước chừng chỉ khoảng 4.000 vé cho 2 trận đấu Việt Nam – Myanmar và Việt Nam – Philippines, riêng trận Việt Nam – Singapore bán được 5.000 vé. Cũng vì vé ở vòng bảng chưa sốt, nên có rất nhiều khách hàng dù đã đặt vé trên mạng thành công song cuối cùng lại không tới nhận vé.

Ngoài 3 kênh bán vé truyền thống là qua đường công văn, trực tiếp và qua mạng, lần này BTC mở thêm kênh bán vé qua tin nhắn, nhưng theo tìm hiểu của TT&VH, số lượng vé được bán qua kênh này là không nhiều, và cũng khó xảy ra nguy cơ nghẽn mạng hay quá tải như với kênh bán vé qua mạng Internet. Nguyên do là trước khi đặt mua vé, khách hàng phải nhắn tin xem liệu còn vé hay không, và nếu còn vé thì lệnh đặt mua mới có hiệu lực.

Giá vé của trận bán kết có sự thay đổi khá lớn so với vòng bảng, và theo tìm hiểu , chính LĐBĐ ĐNA (AFF) đã quyết định mức giá này, nhưng trước khi chốt giá chính thức, AFF có tham khảo qua ý kiến của VFF. Được biết, VFF nắm toàn quyền về việc phân phối vé ở trận Việt Nam – Malaysia, từ chỗ cơ cấu vé như thế nào, các vị trí ra sao tới việc bán số lượng bao nhiêu, qua đường nào, đều do một tay VFF quyết định.

Theo Thể thao văn hóa

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG