Siêu pháo Caesar đánh Mosul: Mạnh mẽ nhưng... không hiệu quả

Pháo tự hành Caesar tấn công khủng bố tại Mosul.
Pháo tự hành Caesar tấn công khủng bố tại Mosul.
Là loại pháo tự hành hàng đầu do Pháp sản xuất tham gia chống IS, nhưng tính hiệu quả của pháo Caesar tại địa bàn rừng núi đang bị nghi ngờ.

Chiến dịch báo thù

Theo tờ L' Opinion của Pháp ngày 1/12, quân đội nước này đã quyết định dịch chuyển địa điểm triển khai khẩu đội pháo tự hành gồm 4 khẩu Caesar 155mm trong chiến dịch quân sự chống khủng bố tại chiến trường Mosul (Iraq).

Trước đó, khẩu đội pháo đội này thuộc đội tác chiến đặc nhiệm Wagram được triển khai tại Qayarrah West, cách phía Nam thành phố Mosul khoảng 48 km, tham gia chiến dịch tái chiếm Mosul cùng quân đội Iraq và liên quân do Mỹ hỗ trợ.

Pháp đưa đội pháo binh Caesar đến Iraq được thực hiện sau khi Pháp hứng chịu vụ tấn công khủng bố bằng xe tải ở Nice vào ngày quốc khánh 14/7/2016 làm 86 người thiệt mạng.

Ngay sau vụ khủng bố đẫm máu này, Tổng thống Pháp ra lệnh điều pháo binh sang Iraq, đồng thời tiến hành chiến dịch Chammal, bao gồm việc không kích IS từ tàu sân bay Charles De Gaulle, tờ L' Opinion cho biết thêm.

Caesar là loại pháo tự hành do tập đoàn Nexter (Pháp) sản xuất, nặng 18 tấn, đặt trên xe tải loại 6x6 bánh hoặc 8x8 bánh. Hồi năm 2015 tại Triển lãm quốc phòng IDEX 2015 tổ chức ở UAE hồi tháng 4/2015, Tập đoàn vũ khí Nexter của Pháp đã ký được hợp đồng cung cấp pháo tự hành Caesar cho nhiều nước, trong đó có Lebanon (24 khẩu), Indonesia (thêm 36 khẩu), Qatar (không công bố số lượng) và một khách hàng khác tại Đông Nam Á mua 18 khẩu.

Caesar là pháo tự hành được đặt trên xe vận tải chuyên dụng 6 bánh Mercedes-Benz LJ250L với động cơ 176 KW và hộp truyền động 8 số. Caesar được trang bị các hệ thống cần thiết cho hoạt động tác chiến độc lập, kíp chiến đấu 5 người. Cơ số đạn tiêu chuẩn cho pháo là 18 viên, tốc độ bắn 6-8 phát/phút, tầm bắn tối đa 40km, lên đến 50km với đạn pháo tăng tầm.

Pháo Caesar bắn được tất cả các loại đạn pháo 155mm tiêu chuẩn NATO bao gồm: Đạn thông thường, đạn chống tăng, đạn khói, đạn phản lực. Đáng chú ý là Caesar có thể bắn đạn pháo chống tăng dẫn đường Bonus. Mỗi quả đạn Bonus mang 2 đạn con thông minh có tầm bắn 34km, tầm bắn tối đa với đạn tăng tầm là 42km hoặc lên đến 50km nếu sử dụng đạn phản lực.

Vì Caesar có khả năng sử dụng đồng thời nhiều loại đạn khác nhau nên có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu đa dạng, thậm chí là ngay cả các loại xe tăng, xe bọc thép hiện đại được trang bị lớp thép bảo vệ chắc chắn. Pháo được trang bị hệ thống định vị quán tính Sigma-30 cho việc nhắm mục tiêu, máy tính điều khiển FAST-Hit và hệ thống thông tin chiến thuật chiến trường C4I.

Thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu hoặc chuyển sang trạng thái hành quân mất chưa đầy một phút. Pháo có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như: Đạn pháo thông thường, đạn nổ mảnh, đạn chất nổ mạnh HE, đạn chống tăng. Pháo tự hành Caesar có thể hoạt động chiến đấu trong phạm vi 600km, tốc độ tối đa lên đến 100km/h, tốc độ trung bình 50km/h. Ngoài ra, pháo có thể vận chuyển dễ dàng đến chiến trường bằng máy bay vận tải C-130.

Lộ điểm yếu khi thực chiến

Dù được Pháp tung hô với cách gọi Caesar là siêu pháo, tuy nhiên trang military-informant dẫn nguồn tin quân sự Saudi Arabia cho biết, sức mạnh của Caesar không đi đôi với độ chính xác của loại pháo này (Quân đội Saudi Arabia - lực lượng đứng đầu liên minh quân sự chống phiến quân Houthi ở Yemen).

Trong nhiều tình huống, Saudi Arabia tấn công phiến quân Houthi không mang lại hiệu quả. Nói về nguyên nhân của vấn đề này, military-informant cho biết một phần nguyên nhân là do "siêu" pháo tự hành Caesar. Theo nguồn tin này, dù sở hữu hỏa lực mạnh cùng độ chính xác cao nhưng những pháo tự hành Caesar của nước này đã hoàn toàn bị "mù" khi tác chiến chống phiến quân Houthi.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các hệ thống radar có tầm phát hiện thấp. Lục quân Saudi Arabia hiện đang tìm cách thực hiện nhiệm vụ trinh sát, chỉ thị mục tiêu dọc biên giới với Yemen, sử dụng các loại khí tài như khinh khí cầu, máy bay không người lái tại các khu vực vùng núi.

Tuy nhiên, các loại radar phản pháo của Saudi Arabia không hiệu quả tại địa hình không bằng phẳng. Ngoài ra, chúng có tầm phát hiện thấp trong khi các hệ thống pháo phản lực đa nòng của phiến quân Houthi lại có tầm bắn trên 30km.

Ngoài điểm yếu nói trên, pháo tự hành Caesar còn tỏ ra khá hạn chế trong nhiệm vụ vượt chướng ngại và bảo vệ trước hỏa lực địch thấp, đặc biệt cơ số đạn tác chiến không nhiều khiến cho loại pháo này được cho là không thực sự mạnh như những gì Pháp công bố.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.