Sau khi lập hai 'đơn vị hành chính' ở biển Đông, Trung Quốc làm gì tiếp theo?

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Anh chụp đầu năm 2018
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Anh chụp đầu năm 2018
TPO - Zachary Williams, sĩ quan Thủy quân Lục chiến Mỹ cho rằng sau thông báo thành lập các đơn vị hành chính ở biển Đông, Trung Quốc có thể phát triển các cơ sở hạ tầng dân sự như khu nghỉ dưỡng, trường học và nhà ở tại đây.

Ông Williams vừa có mặt trên tàu đổ bộ tấn công USS America của hải quân Mỹ hoạt động ở biển Đông.

Thời điểm đó, hải quân Trung Quốc (PLAN) đã triển khai một tàu sân bay tại khu vực biển Đông ngay khi có tin tức về tàu USS Theodore Roosevelt bị kẹt ở đảo Guam vì phải đối phó với vụ dịch COVID-19, điều này không phải là ngẫu nhiên. Các thông điệp là rõ ràng.

Kể từ tuần này, USS Theodore Roosevelt đã quay trở lại biển để tiếp tục chu kỳ triển khai và hải quân Trung Quốc theo dự đoán, sẽ có phản ứng. Với các tàu sân bay mới của Trung Quốc được đưa vào hoạt động trong thập kỷ tới, các nhóm tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không phải là điều hiếm gặp trong tương lai gần, ông Williams nhận định trên The Diplomat.

Thông báo thành lập các đơn vị hành chính này bị một số người coi là hành động mang tính biểu tượng, không có tác dụng trong thế giới thực. 

Theo ông, các hoạt động đánh chặn từ tiêm kích J-15 của Trung Quốc sẽ trở nên thường xuyên. Tàu sân bay giúp mở rộng đáng kể phạm vi tác chiến của máy bay chiến đấu Trung Quốc. Hiện tại,  các máy bay Trung Quốc thực hiện đánh chặn máy bay phương Tây chủ yếu đến từ đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa.

Trong khi hải cảnh Trung Quốc đang cố gắng phô trương hoạt động của mình bằng cách điều tàu tới tận góc đông nam xa nhất của đường chín đoạn, tàu Liêu Ninh đang thực hiện các thử nghiệm ở biển Đông và ngoài khơi phía đông Đài Loan. Tàu sân bay này được hai tàu khu trục và hai khinh hạm tên lửa dẫn đường hộ tống. Tàu Liêu Ninh đã tham gia nhiều cuộc tập trận, mặc dù các hoạt động của nó có vẻ như đang ở giai đoạn sơ khai so với phần còn lại của hải quân Trung Quốc. Điều này không ngăn nhóm tàu Trung Quốc tiếp cận gần nhiều tàu hải quân Mỹ trong khi vẫn đang tiến hành các hoạt động bay.

“Mặc dù không cho thấy ý định thù địch trực tiếp nào đối với lực lượng Mỹ, nhưng họ muốn chắc chắn rằng chúng tôi biết họ đang ở đó và báo hiệu rằng sự hiện diện của chúng tôi sẽ không có nghĩa là họ sẽ dừng việc huấn luyện trong khu vực”, ông Williams viết.

Trở lại Bắc Kinh, Quốc vụ viện Trung Quốc vừa tuyên bố thành lập hai quận trong “thành phố Tam Sa” dưới sự quản lý của tỉnh Hải Nam - một hành động địa chính trị ngang ngược.

Thông báo thành lập các đơn vị hành chính này bị một số người coi là hành động mang tính biểu tượng, không có tác dụng trong thế giới thực. Tuy nhiên, theo ông Zachary Williams, điều này có thể có nghĩa là Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển các cơ sở hạ tầng dân sự như khu nghỉ dưỡng, trường học và nhà ở.

Bằng cách biến quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam (Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ năm 1971 và một số thực thể thuộc Trường Sa từ 1988) trở thành điểm nóng của du lịch Trung Quốc, Bắc Kinh có khả năng biến nỗ lực của phương Tây trong việc thực thi quyền tự do hàng hải trở nên phức tạp hơn. Cũng có thể nhận định rằng các khu vực chiến lược như bãi Macclesfield  và bãi cạn Scarborough có thể được phát triển theo cách tương tự như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thập kỷ qua.

Theo ông Williams, trong khi sự chú ý của thế giới đang bị hút vào các nơi khác, Bắc Kinh sẽ tiếp tục gia tăng kiểm soát biển Đông. Trước mắt, có khả năng cuộc tập trận cuối mùa hè này sẽ có nội dung tàu sân phối hợp hoạt động với Không quân Trung Quốc, liên quan trực tiếp với việc duy trì đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Ít nhất nó thể hiện sự tích hợp ngày càng gia tăng giữa tàu hải quân với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, máy bay ném bom chiến lược từ Trung Quốc đại lục.

Với việc hải quân Mỹ trở lại Thái Bình Dương sau COVID-19, mùa hè này sẽ chứng tỏ là thời điểm quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung.

MỚI - NÓNG