Philippines cứu vãn hiệp ước quân sự với Mỹ vì thay đổi toan tính ở biển Đông

Một thủy thủ Philippines trong một cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và Philippines, ở Biển Đông, ngày 29/6/2014. REUTERS
Một thủy thủ Philippines trong một cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và Philippines, ở Biển Đông, ngày 29/6/2014. REUTERS
TPO - Các nhà phân tích nói, quyết định của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuần trước, duy trì một hiệp ước quân sự lâu dài với Mỹ (dù trước đó dự định chấm dứt) phản ánh các thay đổi tính toán địa chính trị của Manila khi sự quyết đoán của Bắc Kinh ở Biển Đông đang gia tăng.

Các chuyên gia nói thêm rằng các rủi ro kinh tế cũng là một trong các yếu tố dẫn đến việc thay đổi liên quan đến Hiệp ước Các lực lượng thăm viếng (VFA) đã tồn tại hai thập kỷ, trung tâm của liên minh quân sự Philippines - Mỹ khi Philippines vật lộn với các khó khăn về tài chính do tác động của sự lây lan coronavirus.

Thông báo của Manila hồi tháng 2 rằng họ sẽ bắt đầu quá trình hủy bỏ VFA sau 180 ngày được coi là một động thái hạ cấp liên minh truyền thống với Mỹ, mặc dù Manila nói chấm dứt VFA là để có thể tự phát triển khả năng quốc phòng và liên minh quân sự.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, ông Duterte đã công khai bày tỏ ý định xa rời Mỹ để ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn và các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn từ Trung Quốc.

Richard Javad Heydarian, một học giả ở Manila, nói sự thay đổi của Duterte không hoàn toàn đáng ngạc nhiên, với những động thái gần đây của Trung Quốc ở biển Đông.

Nhà phân tích an ninh châu Á Lucio Blanco Pitlo III nói Duterte có lẽ vẫn thấy liên minh với Mỹ là "quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của đất nước ông và chống lại ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc”.

Các nhà ngoại giao từ Manila và Washington đã cố gắng cứu vãn thỏa thuận, ông Pitlo nói thêm, lưu ý rằng có những vấn đề khó giải quyết được ngay cả khi mối quan hệ quốc phòng giữa đôi bên chặt chẽ hơn.

"Một điểm bất đồng lâu năm là Manila muốn có quyền xét xử đối với quân nhân Mỹ nếu bất kỳ ai trong số họ dính líu đến tội ác khi ở nước này. Do đó, việc đình chỉ sẽ tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán", ông Pitlo nói với SCMP.

Có hàng trăm cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines mỗi năm. Năm ngoái, cả hai bên đã tổ chức 281 cuộc tập trận chung, tăng so với 261 của năm trước.

Tuy nhiên, có rất ít tập trận giữa Philippines và Trung Quốc. Vào tháng 1 năm nay, Manila và Bắc Kinh đã tổ chức cuộc tập trận bảo vệ bờ biển chung đầu tiên của họ ở biển Đông.

Năm 2018, Philippines đã tham gia một cuộc tập trận quân sự khu vực có sự tham gia của Trung Quốc và các nước ASEAN khác.

Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cao cấp tại Rand Corporation, một tổ chức nghiên cứu ở Mỹ, nói: "Cuối cùng, Duterte vẫn có thể chấm dứt VFA. Nhưng đây chắc chắn là một dấu hiệu đầy hứa hẹn rằng Manila coi trọng thỏa thuận này,  rằng Philippines tin rằng quan hệ an ninh với Mỹ là cần thiết để ngăn chặn Trung Quốc. "

Nhà nghiên cứu Collin Koh Swee Lean tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nói ý định tự lực phòng thủ của Manila đã bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng mạnh nợ quốc gia và thâm hụt ngân sách do tăng chi tiêu chống coronavirus.

"Điều này có nghĩa là trong tương lai gần, sẽ có một mức độ ảnh hưởng xấu đến chi tiêu quốc phòng của Philippines, ảnh hưởng đến không chỉ các kế hoạch mua sắm và hiện đại hóa quân đội, mà còn cả sự sẵn sàng của các lực lượng hiện có", ông Koh nói. "Vì vậy, duy trì VFA, ít nhất là bây giờ, sẽ là duy trì một hình thức bảo hiểm."

Giải mã sự gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông

Chuyên gia cho rằng các tàu Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật ngày càng gây hấn, có nguy cơ gây ra xung đột mới với các nước trong khu vực biển Đông như Malaysia và Indonesia.

Hải quân Mỹ và những ‘nút thắt’ trên biển Đông

Biển ở Đông Nam Á có vô số điểm nghẽn, và Malacca chỉ đơn thuần là nơi thích hợp nhất trong số những điểm kết nối biên Đông với Ấn Độ Dương.

Căng thẳng biển Đông gia tăng, Ấn - Úc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng

Ấn Độ và Úc vừa ký 2 thỏa thuận song phương trong “bước đi đầu tiên nhằm làm sâu sắc quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”.

MỚI - NÓNG